Đa dạng các hình thức thẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 63 - 65)

Cho đến thời điểm hiện tại, VCB HN đã phát hành 3 loại thẻ tín dụng quốc tế là VISA, MASTERCARD và AMEX đồng thời nhận thanh toán cho cả 5 loại thẻ hàng đầu thế giới: MASTERCARD, VISA, AMEX, JBC, DINNERS CLUB. Nh− vậy có thể nói các dịch vụ về thẻ của ngân hàng là khá đa dạng

Hiện nay đang có 3 giải pháp khác nhau để phát hành thẻ nội địa:

- Hiệp hội thẻ Việt Nam đứng ra yêu cầu các ngân hàng thành viên phát hành thẻ nội địa dùng chung cho các ngân hàng. Mọi giao dịch thanh toán bằng thẻ đều sử dụng đồng Việt Nam và thanh toán tập trung thông qua hiệp hội thẻ. Các giao dịch này không tốn chi phí cho việc truyền nhận dữ liệu giữa các ngân hàng trong n−ớc với các tổ chức thẻ quốc tế.

- Một vài ngân hàng thành viên của Hiệp hội thẻ Việt Nam thỏa thuận với nhau phát hành một loại thẻ nội địa dùng chung cho các ngân hàng và chỉ dùng trong lãnh thổ Việt Nam. Loại thẻ nội địa này cũng giống nh− các loại thẻ trên nh−ng không phải là thẻ của tất cả các ngân hàng thành viên mà chỉ của

một nhóm ngân hàng, quá trình thanh toán không thông qua Hiệp hội thẻ Việt Nam mà trực tiếp liên lạc và thanh toán bù trừ với nhaụ

- Thẻ nội địa do một ngân hàng thành viên phát hành, chỉ sử dụng ở Việt Nam. Đây là loại thẻ tín dụng nội địa có tính năng t−ơng tự nh− thẻ tín dụng quốc tế và đ−ợc sử dụng tại các đại lý, chi nhánh của ngân hàng phát hành.

Bên cạnh việc tập trung phát hành thẻ nội địa, ngân hàng cần cải tiến ph−ơng thức phát hành của hai loại thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng. Hiện nay, nguyên tắc cấp, phát hai loại thẻ này rất khó khăn. Chỉ có những đối t−ợng đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng hoặc ký quỹ thì ngân hàng mới cấp thẻ do rủi ro của loại thẻ này khá caọ Mặt khác, do hạn mức tín dụng và các loại phí dịch vụ có liên quan đến thẻ đều khá cao so với thu nhập của ng−ời dân Việt Nam nên thẻ

tín dụng quốc tế trở thành một mặt hàng xa xỉ đối với ng−ời dân Việt Nam. Tại Việt Nam, mức thu nhập đ−ợc gọi là cao cũng chỉ khoảng từ 5-7 triệu đồng/ng−ời/tháng và ng−ời dân th−ờng chỉ chi tiêu một phần trong số

đó, phần còn lại gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn. Trong khi đó, hạn mức tín dụng cho thẻ là 10 triệu đồng d−ờng nh− v−ợt quá xa nhu cầu chi tiêu hàng ngày của ng−ời dân. Bên cạnh đó, với hạn mức tín dụng cao, khách hàng phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo mới đ−ợc cấp thẻ, chẳng hạn nh− khách hàng buộc phải ký quỹ một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 125% hạn mức tín dụng đ−ợc cấp. Nh− vậy, khoản tiền ký quỹ của ngân hàng không nhỏ chút nàọ Cùng với việc thẩm định hồ sơ khách hàng cẩn thận tốn nhiều thời gian, việc phát hành hiện nay đang làm chậm tiến độ phát hành thẻ và gây khó khăn cho khách hàng. Biện pháp tốt nhất lúc này là ngân hàng nên hạ thấp mức tối thiểu còn khoảng 3-4 triệu đồng. Với hạn mức tín dụng mới, nhiều khách hàng có thu nhập cao và vừa ở thành phố có thể tham gia sử dụng thẻ. Đồng thời, các thủ tục cấp, phát thẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. Khách hàng chỉ cần có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, có hộ khẩu th−ờng trú tại điạ ph−ơng, có lý lịch tốt và có bảo lãnh của ng−ời thân là đủ.

Điều này làm cho rủi ro của bản thân ngân hàng cũng giảm xuống và mở rộng phạm vi các giao dịch của chủ thẻ, tăng thêm tiện ích cho ng−ời sử dụng thẻ.

Với tâm lý ng−ời dân Việt Nam hết sức thận trọng trong việc tiêu tiền, ch−a quen với việc tiêu tr−ớc, trả tiền sau thì việc phát hành thẻ ghi nợ d−ờng nh− là h−ớng đi đúng đắn trong việc mở rộng các dịch vụ thẻ. Theo cách này, ngân hàng có thể phát hành thẻ ghi nợ cho một số đối t−ợng có tài khoản tại ngân hàng và hạn mức chi tiêu của chủ thẻ sẽ phụ thuộc vào số d− trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Mỗi khi khách hàng chi tiêu hay rút tiền mặt, các giao dịch đ−ợc chuyển về trung tâm để xin cấp giấy phép đồng thời khấu trừ luôn số tiền vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Điều này vừa giúp khách hàng kiểm soát đ−ợc việc chi tiêu vừa hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hàng cho ngân hàng. Loại thẻ này rất phù hợp với bộ phận dân chúng không có nhu cầu th−ờng xuyên mà chỉ tạm thời muốn sử dụng thẻ để mang lại sự tiện lợi, an toàn khi du lịch hay đi xa…

Bên cạnh việc phát hành thêm thẻ ghi nợ, ngân hàng cũng nên phát hành loại thẻ liên kết. Ngân hàng cần tăng c−ờng việc triển khai phát hành thẻ liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp lớn nh− b−u điện, hàng không, taxi, các trung tâm th−ơng mại…Việc phát hành loại thẻ này đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Về phía khách hàng, họ sẽ nhận đ−ợc những −u đãi đặc biệt khi thanh toán tại các doanh nghiệp liên kết. Các doanh nghiệp liên kết và ngân hàng sẽ có thêm một l−ợng khách hàng truyền thống của bên đối tác. Ngân hàng góp phần tiếp thị khách hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp liên kết, ng−ợc lại, doanh nghiệp liên kết góp phần quảng bá dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)