Các giống Bắc thơm số 7, tạp giao và khang dân 18 được trồng phổ biến tại vùng thực hiện đề tài xã Đồng Sơn huyện Nam Trực tỉnh Nam định, do điều kiện thời gian nên chúng tôi không tiến hành đánh giá mức độ kháng nhiễm của giống này với rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới mà chỉ tiến hành điều tra diễn biến của chúng tại các giống này trên thực tế đồng ruộng kết quả cho thấy. Trong điều kiện vụ Xuân 2010 các giống theo dõi đều có thời gian xuất hiện rầy trên ruộng tương đương nhau (7- 10 ngày sau cấy) và không có sự khác biệt lớn về mật độ rầy lưng trắng ở các kỳ theo dõi, tuy nhiên giống Khang dân 18 luôn có mật độ rầy lưng trắng thấp nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa (hình 4.4). Điều này cho thấy, tương tự như mật độ cấy và các mức độ thâm canh khác nhau trên các giống theo dõi có thời gian xuất hiện của rầy lưng trắng là tương tự nhau khi các giống này có cùng thời gian cấy, nhưng giữa các giống khác nhau thì diễn biến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng có sự khác nhau.
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng
Khang dân 18 Tạp giao Bắc thơm số 7 19/3/10 Đẻ nhánh 29.3 24 27.8 25/3/10 Đẻ nhánh rộ 62.3 88.3 115.5 20/4/10 Phát triển đòng 219.8 440.6 341.3 13/5/10 Trỗ 211.5 387.4 311.3 2/6/10 Chín 18 32.6 37.5 TB 108.8 194.58 166.68
Hình 4.4 Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định
Ghi chú:
- Ngày cấy 25/2/2010
- Thời điểm và loại thuốc phun Fastac 5EC ngày 24,25/3/010 , ngày 01,2,3/04/10: Mikhada 10WP và ngày 25,26/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG