Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân

Một phần của tài liệu LV.Thoa. MD (Trang 31 - 34)

2010 tại Nam Trực - Nam Định.

Trong tự nhiên các loài ký sinh thiên địch có vai trò quan trọng trong việc điều hòa quần thể sâu hại, các ký sinh thiên địch được coi là điểm cốt lõi của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng trong đó có cây lúa. Tuy nhiên, trong những điều kiện sinh thái cụ thể, thành phần mức độ phổ biến của các loài thiên địch có sự khác nhau. Nhằm tìm hiểu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần ký sinh thiên địch của nhóm rầy trên lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.

Kết quả điều tra cho thấy các loài thiên địch xuất hiện khá sớm khi cây lúa bắt đầu giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh (đầu tháng 3) và tồn tại trên đồng ruộng vào hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tuy số lượng và thành phần có sự thay đổi tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như thành phần của các vật chủ. Trong 12 loài thiệt địch được ghi nhận ở vụ xuân 2010, bộ cánh cứng có 4 loài , bộ cánh nửa (Hemiptera) có 2 loài. Lớp nhện có 1 bộ nhện lớn (Araneae) có 4 họ với 7 loài. Trong đó, phổ biến nhất là là bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell, Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str, các loài còn lại xuất hiện với mức độ thấp hơn (bảng 4.2).

Ở Việt Nam theo Phạm Văn Lầm, (1997) đã công bố danh lục thiên địch nhóm rầy hại thân lúa gồm 66 loài, tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 các loài thiên địch đều nằm trong danh lục này.

Bảng 4.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.

TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học Bộ/Họ phổ biếnMức độ I Bộ cánh cứng Coleoptera

1 Bọ cánh ngắn

Paederus fuscipes Curt Staphylinidae ++

2 Bọ ba khoang

Ophionea indica Thunbr Carabidae ++

3 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr. Coccinellidae ++ 4 Bọ rùa 8

chấm

Harmonia octomaculata Fabr. Coccinellidae +

II Bộ cánh nửa Hemiptera

5 Bọ xít nước Microvelia sp. Veliidae +

6 Bọ xít mù xanh

Cyrtorhinus lividipennis Reuter Miridae +++

III Bộ nhện lớn Araneae

7 Nhện lưới Araneus inustus Koch Araneidae + 8 Nhện sói

vân đinh ba

Lycosa pseudoannulata Boes. Et

Str.

Lycosidae ++ 9 Nhện gập lá

lúa

Clubiona japonicolla Boes. Et Str. Clubionidae +

10 Nhện nhảy vằn lưng

Bianor hottingchiehi Schenkel Salticidae +

11 Nhện linh miêu

Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae ++

12 Nhện chân dài hàm to

Tetragnatha mandibulata Waclk Tetragnathidac +

Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch+ : Ít (< 20% số lần bắt gặp) ++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp)

4.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.

Để theo dõi diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân chúng tôi tiến hành điều tra trên giống Bắc Thơm số 7 với mức thâm canh trung bình (90N: 70P205: 80 K20) kết quả được thể hiện trong bảng (4.3)

Bảng 4.3. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên giống Bắc Thơm số 7 vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/m2) RLT RN RNN 19/3/10 Đẻ nhánh 27.8 4.5 0 25/3/10 Đẻ nhánh rộ 115.5 37.5 0 20/4/10 Phát triển đòng 341.3 447.8 5.8 13/5/10 Trỗ 311.3 730.5 9.1 2/6/10 Chín 37.5 286.5 49.7 TB 166.68 301.36 12.92

Hình 4.1. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.

Trong thời gian điều tra nghiên cứu chúng tôi đã thu được ba loại rầy hại lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. Rầy rầy lưng trắng Sogatella

furcifera(Horvath), rầy nâu Nilaparvata lugens(Stal), rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus(Fallen). Diễn biến mật độ được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.1

Tại vụ xuân 2010, trên đồng ruộng rầy nâu có mật độ cao nhất trung bình 301.36 con/m2 sau đó đến rầy lưng trắng 166.68 con/m2 cuối cùng là rầy nâu nhỏ 12.92 con/m2 Rầy lưng trắng xuất hiến sớm nhất với mật độ 27.8 con/m2, và đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa phát triển đòng 341.3 con/m2 sau đó mật độ rầy lưng trắng giảm dần đến giai đoạn lúa chín là 37.5 con/m2 . Mật độ rầy nâu tăng muộn hơn đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa trỗ 730.5 con/m2 đến giai đoạn lúa chín mật độ rầy nâu vẫn khá cao 286.5 con/m2 đây là hai giai đoạn xung yếu dễ bị cháy rầy nâu ở Nam Định. Rầy nâu nhỏ xuất hiện muộn nhất, vào giai đoạn lúa chín mật độ rầy là 49.7 con/m2, tại Nam Định rầy nâu nhỏ có mật độ cao khi lúa chín và trên lúa chét.

Một phần của tài liệu LV.Thoa. MD (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w