II- NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬPKHẨU HÀNG HOÁ
2. Những giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô.
Mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động nhập khẩu của
mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, nước khác lại quản lý nhập khẩu thông
qua ggiấp phép, hạn nghạch ngoại tệ..
Thông qua các công cụ trên nhằm mục đích là nhập khẩu phải phát triển kinh tế
và ổn định đời sống nhân dân. Các nhà nhập khẩu phải hiểu được những chính sách
quản lý nhập khẩu của nhà nước.
2.1- Thuế nhập khẩu :
Hiện nay, thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước,
khẩu hiện nay vẫn còn nhiều bất hợp lý trong việc đánh thuế nhập khẩu. Ví dụ, thuế
nhập khẩu của các thiệt bị đồng bộ là 0%, biểu thuế suất như vậy là chưa hợp lý bởi
nhiều thiết bị đồng bộ có công nghệ trung bình lẽ ra mức thuế nhập khẩu phải cao vì
có nhiều bộ phận, chi tiết có thể sản xuất thay thế được, như vậy vùa khuyến khích
sản xuất trong nước vừa tăng thu cho ngân sách. Để sửa điều bất hợp lý trên nhà nước
nên có sự chọn lọc trong việc quy định thuế xuất khẩu một cách hợp lý. Có thể nói
nhà nước cần chú ý hơn trong vấn đề thuế quan, nên có những chính sách ưu tiên về
thuế, đầu tư, định hướng, phát triển được nhu cầu tiêu dùng của người dân cuxng như
những yêu cầu mới của đất nước ở hiện tại và tưoưng lai.
2.2- Quản lý ngoại tệ
Đối với những nước thiếu ngoại tệ nha nước ta thì thường áp dụng biện pháp
kiểm soát ngoại tệ băngf cách điều tiết nhập khẩu một số loại sản phẩm thông qua
phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hoá đó. Biện pháp này kiểm soát được
những cứng nhắc, hạn chế đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất
nhập khẩu.
Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
mua bán ngoại tệ. Nếu bán ngoại tệ cho các ngân hàng nhà nước thì các doanh nghiệp
sẽ bị thiệt hại do tỷ giá mua vào của ngân hàng quy định thấp hơn tỷ giá ở thị trường
tự do nhưng ngân hàng lại bán ra cao hơn nhiều. Vì vậy, nếu mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước đơn vị đó phải mua với giá cao hơn. Do đó doanh nghiệp xử lý bằng
cách bán trực tiếp cho đơn vị nào có nhu cầu mà không thông qua ngân hàng trung
gian làm cho việc quản lý của nhà nước gặp khó khăn.
Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong năm 1998 lại tạo điều
kiện cho hoạt động xuất lậu ngoại tệ ra nước ngoài để bán thu chênh lệch về tỷ giá
dẫn đến khan hiếm ngoại tệ, tác động xấu đến hoạt động nhập khẩu của các doanh
nghiệp.
Để khắc phục những khó khăn đó nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá trao đổi trên thị trường liên ngân hàng bằng thị trường tự do. Biện pháp này phát huy khá tốt tác dụng nhưng có nhược điểm là đưa ra chậm và mang tích đối phó hơn là phòng trừ. Do vậy,
hoạt động quản lý ngoại tệ của nhà nước phải linh hoạt, chủ động tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
2.3- Các chính sách văn bản cần hợp lý
Sự không hợp lý của các chính sách văn bản hiện nay vẫn là các quy định quy
chế không phù hợp với thực tế. Ví dụ : theo quy định của Tổng cục hải quan thời gian để giải quyết những thủ tục trong vòng 24 giờ nhưng thời gian nhận được kết quả thường là 3-4 ngày. Ngoài ra, còn nhiều quy định khác trong khâu thanh toán như
Nhà nước hạn chế nhập khẩu trả chậm, nếu được phép trả chậm thì phải đặt cọc 80%
giá trị hợp đồng tại ngân hàng. Việc thanh toán trong trường hợp này đối với các
doanh nghiệp thiếu vốn là không hiệu quả.
2.4. Giải pháp cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong công
việc tìm kiếm, lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Một trong các nguồn thông tin được các doanh nghiệp đánh giá cao là
nguồn thông tin có từ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp theo là việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, nguồn thông tin theo cách thứ nhất
không phải ai cũng có và nhanh nhất, còn nguồn thông tin thứ hai thì chi phí bỏ ra lại
quá cao, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận được mà phải tuỳ theo năng
lực của mình.
Các doanh nghiệp thường sử dụng biện pháp lấy thông tin từ các cuộc tổ chức
triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, báo..nhưng cách làm
này không đem lại hiệu quả cao bởi nó chậm so với tình hình diễn ra đẫn đến khó dự đoán.
Từ những khó khăn trên cho thấy nhà nước có thể khắc phục hỗ trợ các doanh
nghiệp về thông tin thị trường theo cách một là tốt nhất. Còn nếu theo các cách khác
thì cần phải nhanh chóng. Ví dụ như đối với các phương tiện thông tin đại chúng,
KẾT LUẬN
Ngày nay các quan hệ kinh tế quốc tế luôn có xu hướng mở rộng do đó hoạt
động xuất nhập khẩu giữa các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển lên một tầm
cao mới. Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập là sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà
xuất nhập khẩu phải vươn lên, đổi mới, am hiểu thị trường quốc tế và phải biết đánh
giá các lợi thế của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất khi vươn ra thị trường thế
giới.
Những kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu của Công ty CENTRIMEX
- Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua đã thể hiện được sự phấn đấu nỗ lực của công
ty trong cơ chế thị trường. Để đạt được điều đó, bên cạnh những thuận lợi mà công ty
đã có là những khó khăn khách quan và chủ quan đã phần nào làm trở ngại đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Với sự đổi mới và những định hướng trong chiến lược kinh doanh trong thưòi gian tới của ban lãng đạo công ty, hy vọng là kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ đạt được khả quan hơn.
Đề tài được xây đựng không chỉ đề cập đến những lý thuyết cơ bản của nghiệp
vụ nhập khẩu mà còn quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động này thông qua các biện
pháp sát với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CENTRIMEX - Chi
nhánh Hà Nội, đồng thời giúp cho các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam có cơ sở để
đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoatj động xuất nhập khẩu ở công ty mình.
Do thời gian và những kiến thức thực tế cũng như năng lực của tác giả có hạn,
đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo cùng những người quan tâm đến vấn đề nhập khẩu để đề tại được