I. Nợ công trong tầm kiểm soát, nhưng rủi ro gia tăng về Nghĩa vụ nợ dự phòng
50. Kể từ cuối tháng 10/2011, chính phủ đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm đối phó với những rủi ro có tính chất hệ thống trong khu vực ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả và
những rủi ro có tính chất hệ thống trong khu vực ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả và an toàn của hệ thống. Tháng 12/2011, NHNNVN công bố việc hợp nhất ba ngân hàng có mức nợ xấu cao (SCB, Ngân hàng Tín Nghĩa, Ficombank), trong đó ngân hàng BIDV đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn (dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNNVN). Trong Quý 1/2012, NHNNVH tuyên bố quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ 8 ngân hàng thương mại yếu nhất nằm trong nhóm 4 theo phân loại ngân hàng (các ngân hàng thuộc nhóm 4 là các ngân hàng có bản cân đối tài sản yếu nhất và được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 0% trong năm 2012). Cho đến nay mới có một trường hợp sáp nhập, trong đó Ngân hàng SHB, một ngân hàng tầm trung mua lại Habubank, một ngân hàng nhỏ gặp khó khăn nghiêm trọng về nợ xấu. Nỗ lực đồng bộ nhất cho tới nay trong lĩnh vực này là Quyết định 254 của Thủ tướng về Đề án “Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém, và đề ra một loạt chỉ tiêu cần phải đạt được cho đến năm 2015. Quyết định này cũng đưa ra các phương án tái cơ cấu, bao gồm việc để NHNNVN trực tiếp mua lại vốn chủ sở hữu của các ngân hàng yếu kém, tăng tỉ lệ sở hữu cho các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh hơn mua lại các khoản vay và tài sản có chất lượng tốt từ các ngân hàng yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán nợ xấu cho Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC). Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này trên thực tế cũng như việc cân nhắc phương án tái cơ cấu nào cùng những hàm ý liên quan đến nó hiện nay vẫn còn đang được bàn thảo.