Hộp 2: Nâng cao tín nhiệm của ngân sách: Tiến bộ và thách thức

Một phần của tài liệu ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIÊT NAM pdf (Trang 27 - 28)

I. Nợ công trong tầm kiểm soát, nhưng rủi ro gia tăng về Nghĩa vụ nợ dự phòng

Hộp 2: Nâng cao tín nhiệm của ngân sách: Tiến bộ và thách thức

Tín nhiệm của ngân sách nhà nước và tính minh bạch của các mục tiêu chính sách tài khóa là những yếu tố quan trọng để duy trì lòng tin của thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy sự kết nối giữa minh bạch tài khóa và xếp hạng tín nhiệm, kỷ luật ngân sách và hiệu quả chi tiêu của chính phủ. Tín nhiệm của ngân sách đặc biệt quan trọng với vai trò khá lớn của khu vực công trong nền kinh tế Việt Nam.

Tín nhiệm của ngân sách phụ thuộc vào một loạt yếu tố như: chất lượng dự báo ngân sách, tính toàn diện của phạm vi ngân sách, tính thực tiễn của các giả định về ngân sách, mức độ cân nhắc, tính toán đền những rủi ro tài khóa từ những nguyên nhân bên ngoài ngân sách chính thức, và rộng hơn nữa là cách thức thể hiện những vấn đề này trong các văn kiện ngân sách hàng năm.

Chính phủ đang áp dụng các biện pháp để giải quyết những vấn đề này trong chương trình cải cách, mặc dù những yếu kém hiện nay càng làm tăng thêm mức độ khó khăn trong việc đánh giá Ngân sách Nhà nước. Việc thường xuyên không phản ánh hết thu, chi của chính phủ làm giảm đi mức độ tin cậy của kế hoạch ngân sách và mối liên kết giữa kế hoạch và chiến lược phát triển trung hạn mà các chủ thể kinh tế sử dụng để ra quyết định.

chính phủ đi vay và được chính phủ bảo lãnh tăng gần 50% kể từ năm 2008 ($21,8 tỉ hoặc 21% GDP) cho đến cuối năm 2010 ($32,5 tỉ hoặc 32,7% GDP) do chính phủ áp dụng gói kích thích tài khóa. Mặc dù vay nợ của chính phủ từ các nhà đầu tư nước ngoài tăng từ khoảng 3 tỉ USD trong năm 2008 lên 5,4 tỉ USD năm 2010, song 80% nợ nước ngoài của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh vẫn là nợ dài hạn và nợ ưu đãi từ các nguồn viện trợ chính thức. Nợ công trong nước tăng từ khoảng 18$ GDP trong giai đoạn 2006-2008 lên khoảng 21,5% GDP trong năm 2010, nguyên nhân cũng là do gói kích thích tài khóa.

Một phần của tài liệu ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIÊT NAM pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)