Giai đoạn đ−a ra kết quả.

Một phần của tài liệu Bước đầu thử nghiệm công nghệ GIS trong vấn đề theo dõi biến động sử dụng đất (Trang 32 - 37)

2.4.2. Phân loại không kiểm định.(6)

Cách phân loại không kiểm định không sử dụng dữ liệu mẫu làm cơ sở để phân loại, mà dùng các thuật toán để xem xét các pixel ch−a biết trên một ảnh và kết hợp chúng thành một số loại dựa trên các nhóm tự nhiên hoặc các loại tự nhiên có trong ảnh. Nguyên lý cơ bản của ph−ơng pháp này là các giá trị phổ trong một loại lớp phủ phải gần giống nhau trong không gian đo, trong lúc các dữ liệu của các loại khác nhau phải đ−ợc phân biệt rõ với nhau về ph−ơng diện phổ.

Các loại thu đ−ợc do việc phân loại không kiểm định gọi là các lớp phổ. Do chỗ chúng chỉ dựa trên các nhóm tự nhiên có trong ảnh, đặc điểm nhận dạng của các loại phổ lúc đầu ch−a biết nên ng−ời giải đoán phải so sánh các dữ liệu đã đ−ợc phân loại với một dạng nào đó của dữ liệu tham khảo ( chẳng hạn ảnh tỷ lệ lớn hơn hoặc bản đồ) để xác định đặc điểm nhận dạng hoặc giá trị thông tin của các loại phổ. Nh− vậy, trong ph−ơng pháp phân loại có kiểm định, chúng ta xác định các loại thông tin hữu ích và sau đó xem xét khả năng phân tích phổ của chúng còn trong ph−ơng pháp phân loại không kiểm định chúng ta xác định các loại tách đ−ợc phổ và sau đó xác định thông tin hữu ích của chúng.

Trong ph−ơng pháp phân loại có kiểm định chúng ta không xem xét đến việc lấy mẫu cho loại đối t−ợng bị phân loại sai. Điều đó cho thấy −u điểm của ph−ơng pháp phân loại không kiểm định là xác định rõ các loại khác nhau có mặt trong dữ liệu hình ảnh. Nhiều trong số các loại này có thể đầu tiên ch−a xuất hiện đối với ng−ời giải đoán dùng ph−ơng pháp phân loại có kiểm định. Các loại phổ trong một cảnh t−ợng có thể có quá nhiều làm cho ta gặp khó khăn khi lấy mẫu cho tất cả các loại của chúng, còn trong ph−ơng pháp phân loại không kiểm định các loại này đ−ợc tự động tìm thấy.

Ch−ơng3:

thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện kim sơn năm 1995 và năm 2001 bằng công nghệ viễn thám và gis

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Kim Sơn.

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

Huyện Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình, huyện đ−ợc hình thành do các cuộc khai hoang lấn biển của các triều đại phong kiến tr−ớc đây, Kim Sơn đ−ợc ông Nguyễn Công trứ khởi x−ớng lãnh đạo nhân dân quai đê lấn biển tạo nên một vùng đất đai trù phú, màu mỡ và có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đi đến hoàn thiện một mô hình thuỷ lợi cung cấp n−ớc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện Kim Sơn là huyện cực nam của tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thị xã 28 km về phía nam là phần tiếp giáp duy nhất của tỉnh Ninh Bình với biển, huyện đ−ợc thành lập từ tháng 3/1859 với vị trí địa lý nh− sau:

Phía bắc giáp với huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh. Phía Nam giáp với biển Đông, đây là bờ biển bồi. Phía đông giáp với huyện Nghĩa H−ng (Nam Định). Phía tây giáp với huyện Nga Sơn ( Thanh Hoá).

Bên phía đông và bên phía tây huyện Kim Sơn có 2 con sông lớn chảy song song từ bắc xuống nam ra biển đó là sông Đáy và sông Càn rất thuận tiện cho việc phát triển ngành thuỷ nông.

Vị trí địa lý của huyện Kim Sơn có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành nông nghiệp và các dịch vụ khác.

* Khí hậu thời tiết của huyện Kim Sơn: Là huyện đồng bằng ven biển thộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Kim Sơn mang đặc điểm khí hậu của vùng duyên hải rõ rệt đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơn nữa với vị trí tiếp giáp với biển

Đông cùng với điều kiện địa hình t−ơng đối bằng phẳng đã tạo cho Kim Sơn một điều kiện khí hậu ôn hoà và t−ơng đối đồng nhất.

• Nhiệt độ trung bình của huyện khá cao, khoảng 260C, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng giêng khoảng 10-120C, và nhiệt độ cao nhất khoảng 35-370C vào tháng 6- 7.

• L−ợng m−a trung bình của huyện khoảng 1750-1970mm/năm. Tháng có l−ợng m−a cao nhất là tháng 9 khoảng trên 400mm và tháng có l−ợng m−a thấp nhất là vào tháng 12. Tuy vậy l−ợng m−a trong năm phân bố không đều, tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10. Do vậy có ảnh h−ởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi nguồn n−ớc của huyện.

* Địa hình của huyện Kim Sơn.

Kim Sơn có địa hình t−ơng đối bằng phẳng và nghiêng dần từ đông bắc xuống đông nam.

* Địa chất Kim Sơn.

Đồng đất Kim Sơn đ−ợc hình thành song song với quá trình kiến tạo với đồng bằng sông Hồng. Cấu tạo địa chất đất đều có sự khác nhau giữa các vùng trong huyện.

* Sông ngòi Kim Sơn.

Nhìn chung Kim Sơn có mạng l−ới sông ngòi dày đặc, các sông xẻ chia, bao quanh tạo nên sự phân chia ranh giới giữa các tiểu vùng trong huyện với các địa phận bên ngoài. Các con sông Đáy, sông Càn bao quanh huyện là các con sông lớn, trong huyện có các con sông nhỏ nh− sông Vạc, sông Sẻ, sông Quạt chảy qua và nối liền các sông lớn. Kim Sơn có một hệ thống kênh m−ơng sông ngòi nhân tạo rất tốt nối liền các con sông có tác dụng mang phù sa về bồi đắp cho đồng bằng Kim Sơn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội huyện Kim Sơn.

Kim Sơn tr−ớc đây là một huyện nghèo, có đời sống kinh tế khó khăn. Là vùng đất đai màu mỡ song do diện tích hạn hẹp, lại chiếm một tỷ lệ lớn đất bị chua mặn, hệ thống kênh m−ơng ch−a đ−ợc hoàn thiện và ch−a đ−ợc kiên cố nên khả năng đ−a n−ớc vào khử chua mặn ch−a có nên khả năng phục vụ nông nghiệp ch−a tốt. Mặt khác do trình độ sản xuất thấp nên đời sống th−ờng gặp khó khăn.

* Tình hình phát triển dân số của huyện Kim Sơn còn t−ơng đối cao, nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, nặng nề với phong tục cũ, hơn nữa huyện Kim Sơn có tới 70% số dân đi theo đạo Kitô giáo nên vấn đề tín ng−ỡng còn nặng nề, còn quan niệm trời sinh voi, trời sinh cỏ. Trong một vài năm gần đây nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà n−ớc tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình đi sâu đi sát tới từng hộ dân nên đến nay trong huyện đã có những hận thức khá tiến bộ và tình hình

dân số tính tới thời điểm này đang có chiều h−ớng tiến tới sự ổn định. Do Kim Sơn có vùng kinh tế mới, dân tứ xứ các nơi đổ về rất đông nên trong huyện có nhiều vấn đề rắc rối mất trật tự, dân tình lộn xộn. Theo thống kê của phòng thống kê huyện thì năm 2000 huyện có 16786 nhân khẩu chia ra làm 38325 hộ, bình quân nhân khẩu là 4.38 ng−ời/hộ, tỷ lệ sinh là 1.68%. Kim Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng nên làm nông nghiệp là nghề chiếm số nhân khẩu t−ơng đối cao trong toàn tỉnh cũng nh− trong cả n−ớc. D−ới đây là bảng nhân khẩu và cơ cấu lao động của huyện:

Bảng1: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2001

I. Tổng số nhân khẩu Ng−ời 162128 167867

Nhân khẩu nông nghiệp Ng−ời 122784 122747

II. Tổng số hộ Hộ 37997 38532

III. Tổng số lao động Lao động 773087 78059

1. Lao động trong tuổi Lao động 71167 74129

2. Lao động d−ới tuổi Lao động 600 800

3. Lao động trên tuổi Lao động 3020 3130

IV. Chỉ tiêu bình quân

1. Bình quân khẩu/hộ Ng−ời 4.34 4.38

2. Bình quân lao động Lao động 1.88 1.93

3. Bình quân LĐ quy/hộ Lao động 1.97 2.03

(7)

Nền nông nghiệp Kim Sơn đang có dấu hiệu phát triển tốt, nh−ng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp, kế hoạch phát triển cụ thể nhằm khai thác và sử dụng đất đai, nguồn n−ớc một cách hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Đó là h−ớng tích cực làm cho ng−ời sản xuất nông nghiệp tự tin đầu t− hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp.

* Tình hình y tế, giáo dục.

Tr−ớc đây do điều kiện về kinh tế, đời sống của nhân dân trong huyện còn nghèo nên khả năng cho con em ăn học khó khăn, hơn nữa nhu cầu về học còn hạn chế, phần lớn bố mẹ chỉ cho con em học hết tiểu học, chỉ biết đọc biết viết là đ−ợc, cũng có tr−ờng hợp không học một lớp nào. Nguyên nhân khác dẫn đến việc thất học cũng có thể là do điều kiện tr−ờng lớp ch−a đầy đủ, phải đi học xa. Trong một vài năm trở lại đây nhờ chính sách của Đảng và nhà n−ớc, vấn đề giáo dục đ−ợc đ−a lên hàng đầu và đề ra nhiều chính sách −u tiên cho giáo dục, khuyến khích giáo dục,

chính vì vậy cho tới nay ngành giáo dục trong toàn huyện phát triển rất mạnh và luôn nhận đ−ợc danh hiệu phong tặng của sở giáo dục. Trong khoảng 4-5 năm qua các tr−ờng tiểu học và phổ thông trung học phổ thông ngày càng nhiều. Tới nay thì không xã nào trong huyện là không có tr−ờng tiểu học, cả huyện có 24 tr−ờng tiểu học và 23 tr−ờng phổ thông trung học cơ sở. Trong huyện có 3 tr−ờng trung học và một tr−ờng bổ túc. Các tr−ờng phổ thông trung học đ−ợc phân chia đều ở các khu vực cho nên rất thuận tiện cho việc đi học của học sinh, tránh đ−ợc tình trạng phải đi từ cuối huyện lên đầu huyện mới có tr−ờng cho học sinh học. Tới năm học 2000- 2001 xã, thị trấn đã phổ cập cấp một, còn cấp hai thì con số này chỉ đạt một nửa và cấp ba thì rất khiêm tốn. Tới nay hầu nh− ở tất cả các xã và thị trấn đều có con em theo học các tr−ờng đại học và cao đẳng.

Mặc dù không còn ché độ bao cấp trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ, song các lớp nhà trẻ mầm non vẫn ngày càng mọc lên nhiều và vẫn đ−ợc duy trì phát triển.

* Về y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đ−ợc chú ý đúng mức, xã nào cũng có trạm xá khang trang, có y bác sỹ phụ trách, công tác đi tuyên truyền khám chữa chăm sóc sức khoẻ, giúp nhân dân hiểu biết để phòng chống bệnh tật luôn đ−ợc đặt lên hàng đầu. Huyện có một trung tâm y tế có đầy đủ các khoa và các trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân đó là bệnh viện huyện Kim Sơn. Ngoài ra trong huyện có rất nhiều các trung tâm khám chữa bệnh t− nhân đ−ợc mở ra và các trung tâm này đều có các bác sỹ giỏi với hệ thống trang thiết bị hiện đại, thủ tục làm việc đơn giản luôn có trách nhiệm với bệnh nhân nên cũng đ−ợc nhân dân tin t−ởng và tìm đến. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình cũng luôn đ−ợc tuyên truyền, nhất là các hội phụ nữ xuống từng hộ gia đình vận động, nên công tác này cũng thực hiện khá tốt.

* Văn hoá: Nhờ có sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền nên các hoạt động về văn hoá, thể thao cũng phát triển mạnh hầu nh− xã nào cũng có sân cầu lông, bóng truyền bóng đá, điều này thể hiện qua dịp 2/9 hàng năm các đội của các xã thi nhau tranh giải rất quyết liệt. Phong trào thi đua thực hiện nếp sống văn minh hiện đại, xây dựng làng văn hoá cũng đạt đ−ợc nhiều thành tích. Trong huyện nhiều nơi đã đ−ợc cấp là khu di tích lịch sử văn hoá, nhiều làng văn hoá cấp huyện và cấp tỉnh đ−ợc công nhận.

3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Sơn năm 1995 và năm 2001. năm 1995 và năm 2001.

3.2.1. Quy trình các bớc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Sơn trên cơ sở sử dụng t liệu ảnh vệ tinh kết hợp với các nguồn tài huyện Kim Sơn trên cơ sở sử dụng t liệu ảnh vệ tinh kết hợp với các nguồn tài liệu khác.

Một phần của tài liệu Bước đầu thử nghiệm công nghệ GIS trong vấn đề theo dõi biến động sử dụng đất (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)