Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tạo ester:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel (Trang 39 - 41)

KẾT QUẢ & BÀN LUẬN

3.3.3.Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tạo ester:

thực hiện các phản ứng với điều kiện như sau:

• Nhiệt độ phản ứng 550C - 600C.

• Thời gian phản ứng 90 phút.

• Tỷ lệ mol methanol : dầu là 5,2 : 1.

Kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 3.6 và Hình 3.4.

Bảng 3.6. Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng xúc tác đến độ chuyển hố ester

STT Lượng xúc tác (%KL) Hiệu suất % Độ nhớt

1 0.5 87.48 5.13

2 0.75 88.27 5.12

3 1.0 87.1 5.14

Hình 3.4. Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng xúc tác đến độ chuyển hố ester

Nhận xét: Qua khảo sát ta thấy khi thay đổi lượng xúc tác từ 0,5% - 1% thì thấy hiệu suất ở 0.75% là tốt nhất mặc dù sự khác biệt giữa các lần khảo sát là không nhiều. Như vậy, trong phạm vi khảo sát thì hàm lượng xúc tác không ảnh hưởng nhiều lên hiệu suất tạo ester.

Quan sát ở thí nghiệm ta thấy khi xúc tác tăng lên đến 1% thì lúc tách glycerin xong có hiện tượng xà phòng bám ở xung quanh phía dưới của bình chiết, có nghĩa là đã dư lượng xúc tác NaOH và phản ứng phụ xà phòng hóa đã xảy ra. Mặt khác, quan sát ở thí nghiệm khi lượng xúc tác là 0.5% thì thấy thời gian tách glycerin chậm hơn so với ở lượng xúc tác 0.75%. Điều đó chứng tỏ xúc tác thiếu, phản ứng xảy ra chưa hồn tồn, còn có các sản phẩm trung gian và nguyên liệu dư (ví dụ như di- và tri-glyceride). Vậy chúng tôi chọn lượng xúc tác sử dụng là 0.75% khối lượng.

Tỷ lệ mol methanol : dầu là 5.2 : 1.

Hàm lượng xúc tác là 0.75% khối lượng.

Thời gian phản ứng là 90 phút.

Nhiệt độ phản ứng là 550C - 600C.

Hiệu suất phản ứng đạt 88,27%.

Sản phẩm biodiesel chứa gần 100% methyl ester.

So với các kết quả từ những nghiên cứu trước đây, chúng ta có thể thấy rằng các kết quả thu được về hiệu suất trong luận văn này là tương tự như kết quả thu được khi sử dụng các tác chất là hóa chất tinh khiết (chất lượng phân tích). Về điều kiện phản ứng tiến hành, các thông số về thời gian phản ứng, lượng xúc tác và nhiệt độ phản ứng là tương tự như các kết quả thu được khi dùng hóa chất tinh khiết, trong khi lượng methanol sử dụng là thấp hơn. Đây chính là yếu tố góp phần làm giảm giá thành sản xuất biodiesel.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel (Trang 39 - 41)