Khảo sát ảnh hưởng của thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel (Trang 37 - 38)

KẾT QUẢ & BÀN LUẬN

3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian

Điều kiện thực hiện phản ứng như sau:

• Phản ứng chuyển hố ester với nhiệt độ 55-600C.

• Tỷ lệ Dầu : Methanol = 1 : 6.

• Hàm lượng xúc tác NaOH rắn: 0,75% khối lượng dầu thải nguyên liệu.

Kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 3.4 và Hình 3.2.

Bảng 3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hố Ester

(phút)

1 30 86.2 5.102

2 60 87.6 5.044

3 90 89.2 5.023

4 120 88.4 5.035

Hình 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ chuyển hố Ester

Nhận xét: Qua bảng kết quả khảo sát, ta thấy thời gian phản ứng có ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng. Khi cố định tỷ lệ Dầu : Methanol và xúc tác, trong phạm vi thời gian khảo sát từ 30 – 120 phút, ta thấy hiệu suất ở 90 phút là cao nhất. Ngòai ra, giá trị của khỏang độ nhớt sản phẩm biodiesel đo được cho thấy sản phẩm chứa gần 100% là methyl ester.

Giải thích điều này là khi lấy thời gian phản ứng đến 90 phút là đạt gần ở trạng thái cân bằng. Nếu thời gian này đủ thời gian phản ứng 30 – dưới 90 phản ứng chưa đạt cao nhất. Khi thời gian tới 120 phút phản ứng đã qua trạng thái cân bằng và có phản ứng phụ xảy ra.

Quan sát khi tách sản phẩm chúng ta thấy khi thời gian nhỏ hơn 90 phút việc tách glycerin ra khỏi sản phẩm chậm hơn. Trên mặt sản phẩm còn thấy có váng dầu còn sót. Điều đó chứng tỏ phản ứng chưa hết. Khi đủ thời gian lớn hơn 90 phút thì thấy việc tách glycerin có nhanh hơn. Mặt khác, thời gian tăng lên mà hiệu suất không tăng thì không có lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w