Canxi, magiê là những nguyên tố dinh dưỡng trung lượng rất cần cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chúng có vai trò sinh lý học quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cây. Trong đất Ca và Mg phần lớn gặp ở dạng các muối đơn giản hoặc bị hấp phụ trên bề mặt keo đất và hòa tan trong dung dịch đất. Thông thường lượng Ca và Mg dễ tiêu trong đất không thiếu đối với thực vật, trừ đất quá chua.
Bảng 4.9. Hàm lượng Canxi, Magiê trao đổi trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc
(độ)
Bãi đo (mđl/100g đất)Ca2+ trao đổi (mđl/100g đất)Mg2+ trao đổi
8 – 15 8 4,42 6,24 9 4,02 5,62 10 6,79 7,68 TB 5,08 6,51 15 – 25 3 6,61 5,84 6 2,67 5,62 7 5,80 5,17 TB 5,03 5,54 25 – 35 1 5,06 3,74 2 5,78 5,12 4 3,64 6,98 5 5,14 6,48 12 5,01 8,61 TB 4,93 6,19
Từ bảng 4.6 ta thấy: Hàm lượng Ca2+ trao đổi trong sản phẩm xói mòn biến động trong khoảng 2,67 – 6,79 mđl/100g đất, trung bình theo các cấp độ dốc tăng lên tương ứng là 5,08mđl/100g đất, 5,03mđl/100g đất và 4,93mđl/100g đất. Như vậy, ở các cấp độ dốc hàm lượng Ca2+ đều ở mức giàu. Hàm lượng Ca2+ trong sản phẩm xói mòn đất giảm dần theo cấp độ dốc nhưng không đáng kể (từ 5,08 – 4,93 mđl/100g đất).
b. Hàm lượng Mg2+ trao đổi
Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và hoạt động quang hợp của thực vật thông qua sự hoạt hóa cho hàng loạt các enzym. Đồng thời, Magiê còn có vai trò điều chỉnh sự hút các cation khác trong đất của cây như: K+, NH4+, Ca2+… Hầu hết Mg trong đất tồn tại ở dạng mà cây trồng không thể hấp thụ trực tiếp.
Hàm lượng Mg2+ trong đất bị xói mòn của các bãi đo dao động trong khoảng 3,74 – 8,61 mđl/100g đất, trung bình theo các cấp độ dốc thấp nhất là 5,54 mđl/100g đất ở cấp độ dốc 15 – 250, sau đó là cấp độ dốc 25 – 350 với 6,19 mđl/100g đất và cao nhất là 6,51 mđl/100g đất ở cấp độ dốc 8 – 150. Sự biến động của hàm lượng Mg2+ theo cấp độ dốc chưa có quy luật. Hàm lượng Mg2+ trung bình trong sản phẩm xói mòn đều ở mức giàu.