Hàm lượng mù n( Hàm lượng chất hữu cơ – OM%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh (Trang 34 - 35)

Chất hữu cơ (mùn) là yếu tố quan trọng của độ phì đất, nó có nguồn gốc từ sinh khối của tầng cây cao và lớp cây bụi, thảm tươi trả lại cho đất thông qua vật rơi rụng; nhờ quá trình phân hủy của vi sinh vật đất tạo thành mùn. Mùn chính là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hàm lượng và thành phần mùn có ảnh hưởng rất lớn tới các tính chất lý hóa học của đất, tạo kết cấu đoàn lạp bền vững, làm cho đất thoáng khí, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước trong đất, tăng khả năng hấp phụ của đất và tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật đất. Ngoài ra, mùn còn có khả năng làm cho lân và các hợp chất của lân từ khó tan thành dễ tan, giảm các chất độc hại cho cây trồng, tăng mức bão hòa bazơ và tính đệm cho đất. Như vậy khi đánh giá, phân tích vật chất xói mòn đất ta không thể bỏ qua chỉ tiêu hàm lượng mùn.

Bảng 4.7. Hàm lượng mùn trong đất bị xói mòn Cấp độ

dốc (độ)

Bãi đo CP (% )Cbtt Thảm khô, thảm mục

Mùn (%)

(%) (cm) 8 – 15 8 52 15 1,0 1,21 9 70 15 1,5 4,28 10 60 20 1,0 1,63 TB 60,7 16,7 1,2 2,37 15 – 25 3 40 7 1,0 1,05 6 80 40 2,5 4,18 7 45 15 1,0 2,08 TB 55 20,7 1,5 2,44 25 – 35 1 20 15 1,0 5,36 2 80 30 2,5 1,63 4 10 4 1,0 1,26 5 30 10 1,0 1,10 12 50 30 1,5 1,40 TB 38 17,8 1,4 2,15

Từ bảng trên ta thấy: Hàm lượng mùn trong đất bị xói mòn tại các bãi đo dao động trong khoảng từ 1,05 – 5,36% (từ mức ít đến nhiều mùn), đa số là ít mùn. Hàm lượng mùn biến động nhỏ theo các cấp độ dốc và đếu ở mức trung bình. Hàm lượng mùn trung bình theo các cấp độ dốc tăng lên tương ứng là 2,37%, 2,44% và 2,15%. Hàm lượng mùn trong vật chất xói mòn không biến đổi một cách có quy luật theo các cấp độ dốc mà nó phụ thuộc vào độ che phủ của lớp thảm thực vật. Hàm lượng mùn trong vật chất xói mòn đất ở cấp độ dốc 25 – 350 là thấp nhất, do độ che phủ của cây bụi thảm tươi thấp ( trung bình 38% ) nên ảnh hưởng tới độ ẩm đất, hoạt động của vi sinh vật đất trong quá trình phân hủy vật rơi rụng tạo thành mùn, mặc dù tính trung bình các bãi đo ở cấp độ dốc này có độ che phủ và độ dày của thảm khô, thảm mục lớn hơn các bãi đo ở cấp độ dốc 8 – 150. Như vậy yếu tố thảm che ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm đất; thành phần, số lượng và hoạt động của vi sinh vật đất trong việc phân giải chất hữu cơ, tích lũy mùn trong đất đặc biệt là lớp đất mặt – đây là lớp đất bị xói mòn trước hết, làm mất đi đáng kể chất hữu cơ, dinh dưỡng khoáng trong đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh (Trang 34 - 35)