Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu 238371 (Trang 32 - 35)

Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Sơn La nói riêng luôn xứng đáng với các danh hiệu mà Đảng và Bác Hồ trao tặng trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng trao tặng phụ nữ Việt Nam danh

Phụ nữ Sơn La, với lực lượng 49,8% dân số, là lực lượng chủ yếu trong lao động nông nghiệp và nhiều ngành như: tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, y tế…Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, phụ nữ Sơn La đã phát

huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung

hậu, đảm đang”. Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, Đảng, Chính phủ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.

Bên cạnh những thành tích trên, phụ nữ Sơn La vẫn phải đối diện với rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực trạng này, Tỉnh Sơn La phối hợp với Sở văn hoá và du lịch Sơn La đã đề ra và thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Công tác này đã đạt được những kết quả sau:

Ưu điểm

Các cấp uỷ Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm vì bình đẳng giới trong gia đình. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động của chính quyền các cấp Hội phụ nữ, tạo điều kiện để hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Các chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng luôn làm tốt công tác phổ biến pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên phối hợp với Hội phụ nữ tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Đặc biệt đã xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mở rộng mạng lưới cơ sở, trợ giúp nạn nhân từ tỉnh đến cơ sở, như tháng 09/2008 Sở văn hoá và du lịch đã triển khai kế hoạch xây dựng chương trình phòng chống bạo lực gia đình, đến tháng 11 đã xây dựng thành lập 5 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình đã đi vào hoạt động.

Hội liên hiệp phụ nữ: Trong những năm qua Hội đã chỉ đạo các cấp hội coi trọng việc giáo dục truyền thống gia đình Việt Nam, hàng năm tổ chức cho cán bộ, hội viên đăng ký và bình xét gia đình bốn chuẩn mực thực hiện hiệu quả

sáu nhiệm vụ trọng tâm và các phong trào: “tích cực học tập, lao động sáng tạo,

xây dựng gia đình hạnh phúc”; “giỏi việc nước, đảm việc nhà”;“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư”. Vận động chị em thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình, nhằm tránh những mâu thuẫn, xô xát xảy ra, ảnh hưởng tới sức khoẻ của chị em, tới sự bình yên của mỗi gia đình và cộng đồng…

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã lồng ghép mở được 42 lớp với 2.520 cán bộ hội chủ chốt các cấp được tiếp thu các văn bản Luật về phòng chống bạo lực gia đình. Quan tâm thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, các cấp Hội đã năng động khai thác các nguồn lực để hỗ trợ triển khai thực hiện mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả. Phát huy vai trò thành viên Ban chỉ đạo các cấp trong mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình, các cấp Hội đã chủ động nghiên cứu, tham gia đầy đủ, đảm bảo chất lượng công tác tham mưu triển khai có hiệu quả trong hệ thống Hội, góp phần quan trọng vào kết quả chung các cấp địa phương về công tác phòng chống bạo lực gia đình.

Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, việc thực hiện luật hôn nhân gia đình vẫn còn chưa nghiêm, luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình cũng chỉ mới được ban hành. Những biến động của nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó, đã tác động mạnh mẽ đến gia đình, có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất. Đó là:

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa thường xuyên liên tục, nội dung và hình thức còn hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự coi công tác hoà giải là nhiệm vụ của

hệ thống chính trị nên đã khoán trắng công tác này cho các tổ hoà giải. Công tác nắm bắt tình hình phụ nữ bị bạo lực gia đình ở một số cơ sở còn chưa sâu sát.

Nhận thức bình đẳng giới ở gia đình và xã hội còn hạn chế, tư tưởng phong kiến, lạc hậu còn nặng nề, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, huyện nghèo. Chế độ thông tin báo cáo hai chiều còn chậm, số liệu chưa đầy đủ, nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo.

Một số cấp Hội thiếu quan tâm, đôn đốc thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình nên hiệu quả công tác tuyên truyền còn hạn chế. Đặc biệt bản thân chị em phụ nữ, do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế và chưa nhận thức rõ hành vi thuộc bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu 238371 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w