Đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ

Một phần của tài liệu 238371 (Trang 53 - 59)

TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.2.6. Đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, nhờ có đường lối đúng đắn và sáng tạo, Đảng cộng sản Việt Nam đã khéo léo động viên và lôi cuốn đông đảo phụ nữ tham gia, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng. Trong hoà bình, xây dựng đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò của phụ nữ ngày càng được phát huy. Tuy vậy, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của phụ nữ. Vì thế, hiện nay yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ đang là đòi hỏi bức xúc.

Ở nước ta, công tác nghiên cứu về phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Như trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình của Viện khoa học xã hội Việt Nam, hay trung tâm nghiên cứu giới và phát triển giới của Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ…Ở các tỉnh, trong đó có Sơn La, do nhiều nguyên nhân, công tác nghiên cứu này còn hạn chế. Do từ trong lịch sử, đã tồn tại sự bất bình đẳng về giới trong gia đình, sự phân biệt đối xử với phụ nữ do phong tục, tập quán, sự đánh giá thấp của xã hội về khả năng,

giá trị lao động của phụ nữ đã giam hãm phụ nữ ở địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội với tất cả những bất công, thiệt thòi.

Tuy còn có những hạn chế nhất định song công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ ở Sơn La trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ đã có sự hợp tác nghiên cứu các đề tài mang cấp quốc gia. Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học về bạo lực đối với phụ nữ trên những phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất: công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ ở tầm vĩ mô cần đi sâu nghiên cứu về vấn đề phụ nữ, vấn đề giới, đặc biệt là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.

Thứ hai: nghiên cứu phụ nữ phải đặt trong mối tương tác với gia đình, đặc biệt là với người chồng, phải làm rõ vai trò của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.

Thứ ba: công tác nghiên cứu phụ nữ cần phải được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La - đơn vị trực tiếp nhất đối với mọi hoạt động của phong trào phụ nữ.

Như vậy, ở Sơn La trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ muốn được bình đẳng, phát triển, xoá bỏ triệt để nguồn gốc sâu xa nạn bạo lực của chồng đối với vợ thì công tác nghiên cứu về phụ nữ phải được đặt ra một cách nghiêm túc với sự nỗ lực của các cấp, các ngành có liên quan đặc biệt là các nhà nghiên cứu về phụ nữ. Tuy nhiên các giải pháp phòng chống bạo lực được người dân lựa chọn chủ yếu vẫn là giải pháp hoà giải, vận động gia đình, dòng họ can thiệp và giải quyết trong phạm vi dòng họ gia đình. Sự can thiệp của chính quyền, công an và các tổ chức đoàn thể ít được người dân chấp nhận. Vai trò của những người có uy tín trong gia đình, dòng họ được khẳng định trong việc giải quyết mâu thuẫn và hạn chế bạo lực gia đình.

Thứ nhất: cần sớm ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình. Ngôn ngữ dùng trong luật cần đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với người dân khi trình độ nhận thức, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn rất hạn chế.

Thứ hai: cần soạn thảo các văn bản dưới luật để giúp người dân nhận thức rõ ràng hơn về luật pháp. Đồng thời phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, để nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc về luật pháp.

Thứ ba: xây dựng các mô hình gia đình văn hoá có sự tham gia của chính người dân. Trong đó có nội dung về phòng chống bạo lực gia đình.

Thứ tư: các cơ quan thông tin, tuyên truyền cần nâng cao các hoạt động truyền thông trực tiếp về luật pháp đối với người dân Sơn La nhằm nâng cao nhận thức luật pháp của người dân.

Tóm lại, có thể thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ hiện nay đang tồn tại và để lại hậu quả rất lớn ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Việc ngăn chặn tình trạng này không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải có sự cố gắng của mọi cơ quan đoàn thể, cá nhân trong một thời gian dài với một hệ thống giải pháp đồng bộ. Nhưng một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng là sự cố gắng của người phụ nữ. Bản thân người phụ nữ cần thoát khỏi mọi tự ti, nỗ lực rèn luyện để tự khẳng định mình thì mới có thể giành quyền bình đẳng thực sự đối với nam giới.

Các giải pháp trên đây có thể chưa đầy đủ, nhưng tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân loại đã và đang phấn đấu. Ngày nay, thế giới đã có nhiều thay đổi vượt bậc, nhưng vấn đề giới - vấn đề bình đẳng nam nữ ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển cao về kinh tế - xã hội vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Sự bất bình đẳng về giới, xét về mặt lý thuyết có thể nghiêng về phía nam hoặc nữ, nhưng trên thực tế những thiệt thòi vẫn thuộc về người phụ nữ.

Phụ nữ thường đối mặt với sự phân biệt đối xử và hàng loạt rào cản về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị… Vì vậy, đấu tranh vì bình đẳng giới đã và đang trở thành một phong trào rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới cả về phương diện lý thuyết lẫn phương diện thực tiễn.

Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng cộng sản ra đời; chính sách bình đẳng giới thực sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của Nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được quy định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng.

Tuy vậy, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn là một thực tế đáng quan tâm, đặc biệt là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ngày càng phổ biến và tăng nhanh. Trong đó Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng cũng không phải là một ngoại lệ. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trình độ văn hoá còn thấp. Tỷ lệ mù chữ cao đặc biệt đối với phụ nữ, cộng đồng các dân tộc thiểu số thường khép kín, ít được giao lưu, tiếp xúc, và tham gia các hoạt động xã hội…. Do vậy, nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực giới còn thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực trong gia đình. Trước thực tế này đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải luôn quan tâm, đầu tư thích đáng cho vấn đề này để giải thích đúng đắn và sâu sắc các vấn đề của cuộc đấu tranh

chống bạo lực gia đình - nam nữ bình đẳng, coi đây là mục tiêu lâu dài. Cần giải phóng cho phụ nữ Sơn La thoát khỏi những áp bức, bất công, những trói buộc của hủ tục lạc hậu và quan niệm phong kiến nặng nề để bước lên làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới, đòi hỏi người phụ nữ phải vươn lên. Người phụ nữ ngày nay không chỉ cần công, dung, ngôn, hạnh mà còn phải là những người có tri thức, có trình độ văn hoá, khoa học công nghệ; có sức khoẻ tốt, có khả năng thích nghi cao…Những yếu tố này không thể thiếu để phụ nữ được độc lập về kinh tế, có khả năng giao lưu, hội nhập và đủ điều kiện để thực hiện bình đẳng với nam giới.

Vì vậy, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong xã hội về bình đẳng giới, về trách nhiệm của mỗi giới trong việc phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ; đồng thời tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện đầy đủ yêu cầu của Chính phủ về những nội dung đã ghi trong kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam là trách nhiệm của tất cả mọi người. Tất cả những nỗ lực này đều nhằm mục đích tiến tới xây dựng đất nước Việt Nam không chỉ giàu mạnh, mà còn là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu 238371 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w