Kiểm soát và ngăn chặn việc rửa tiền qua ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pdf (Trang 86 - 88)

- Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

f. Kiểm soát và ngăn chặn việc rửa tiền qua ngân hàng

Trƣớc xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không chỉ chịu áp lực về kinh tế mà cũng chịu áp lực của các tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam làm nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp nhƣ buôn bán vũ khí, ma tuý, mại dâm...

Phòng chống tội rửa tiền đã đƣợc đề cập chính thức lần đầu tiên trong Bộ luật

hình sự năm 1999 của Việt Nam với tội danh “tội hợp pháp hóa tiền do phạm tội mà

có”. Luật các TCTD (Quốc hội thông qua 12/12/1997 và hiệu lực 01/10/1998) cũng đã

quy định trách nhiệm của các TCTD đối với việc rửa tiền. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn chi tiết thực hiện và hầu hết các NHTM vẫn còn xa lạ, không quan tâm.

Hiện nay, các ngân hàng đang cạnh tranh nhau huy động vốn tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí còn sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để chiêu dụ

khách hàng gửi tiền vào NH; tạo ra một tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản tiền gửi vào NH của mình. Khi tiếp nhận những nguồn tiền bất hợp pháp từ

trong hay ngoài nƣớc đều có nghĩa là đang tạo ra một nguy cơ “tay trong” và thậm chí

có cả những quốc gia đã “bán rẻ” đất nƣớc mình cho bọn tội phạm.

Để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả, NHTM cần phải:

- Ngăn chặn sự thâm nhập của các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng. Hậu quả của việc chấp nhận và đƣa vào lƣu thông các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống NH và nhờ đó biến thành tiền, tài sản hợp pháp sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn cho từng NH và cả hệ thống NH quốc gia cũng nhƣ cho nền kinh tế.

- Mặt khác, việc chống rửa tiền hiện nay cũng có những khó khăn mới do đã phát triển đến mức độ toàn cầu hóa với việc sử dụng các phƣơng thức không chỉ gửi tiền mặt vào NH hay đầu tƣ mà còn sử dụng hệ thống “ảo” thông qua mạng internet.

3.2.2 Giải pháp phát triển hƣớng cung ứng dịch vụ NH

3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng

Đa dạng hóa sản phẩm đƣợc xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trƣờng nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.

Đa dạng hóa và nâng cấp chất lƣợng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lƣới để tiếp cận, giao dịch, giới thiệu sản phẩm.

Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động. Ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trƣớc hết là các tài khoản cá nhân, góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pdf (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)