CHẤT TRỘN YUCCA SCHIDIGERA EXTRACT

Một phần của tài liệu luan_van (Trang 37)

Yucca aloifloria là một loài cây thuộc họ Agavaceae, là một loài cây kiểng. Ở Việt Nam, Yucca aloifloria còn gọi là cây Ngọc Giá hay Du Ca. Và tên tiếng Anh là

Spanish bayonet.(www.hoacaycanh.com.vn).

Yucca có nguồn gốc ở các khu vực ven biển, trong đó có cồn cát, gò và bờ biển, từ

Bắc Carolina đến Mexico và tại Tây Ấn. Nó được trồng rộng rãi trong suốt phần lớn Nam Hòa Kỳ. Yucca aloifloria có một thân cây thẳng đứng, có đường kính 7,6 – 12,7cm, có thể cao tới 1,5 – 6,1m, khi cây cao đỉnh của cây sẽ rất nặng, dễ đỗ. Khi điều đó xảy ra thì ngọn cây sẽ chồi ra và tiếp tục phát triển. Thân cây được bao bọc được lớp lá nhọn và sắc, dài khoảng 0,6m. Những lá non gần ngọn cây thì mọc thẳng đứng, những lá già hơn thì thấp hơn và hơi xòe ra phản chiếu ánh sáng, còn những lá quá già thì rũ xuống có màu nâu. Và cuối cùng ngọn cây mọc ra một cái mũi nhọn, dài khoảng 0,6m, đố là hoa Yucca, có màu trắng hơi có ánh tía. Mỗi hoa cách nhau 12,7 cm. Sau khi ra hoa, cây ngừng phát triển. Tuy nhiên, những chồi bên cạnh vẫn phát triển và tạo thành một tập thể cây Yucca. Cây Yucca cũng tạo ra chồi hay nhánh trên thân cây, tạo thành một bụi cây Yucca. Cây Yucca có thể chịu được ánh sáng gây gắt và khô hạn. (www.floridata.com)

Chất Yucca schidigera extract được chiết suất từ cây Yucca, chất này được sử

dụng rộng rãi trong việc xử lý môi trường trong thủy sản và chăn nuôi.

Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân et al.,2002, tại tỉnh Nam Định và Hà Tây, đã sử dụng chế phẩm sinh học De-odorase 30% của nhà sản xuất là Trung tâm công nghệ sinh học Alltech của USA để xử lý phân heo. Chế phẩm sinh học De-odorase 30% là chất chiết suất từ cây Yucca Schidigera cùng với thành phần chiết suất từ

sự lên men Bacillus Subtitic và Silicon dioxide. Công dụng: Sử dụng như là 1 phụ

gia trộn vào thức ăn, nó kết chặt với NH3 và các khí độc khác trong chất thải của gia súc gia cầm làm giảm mùi hôi thối trong chuồng trại chăn nuôi và làm giảm bệnh đường hô hấp. Chế phẩm De-odorase được bổ sung vào thức ăn nuôi heo nái và heo choai. Lượng bổ sung chế phẩm de- odorase là 120 gam/ 1 tấn thức ăn. Bổ sung chế phẩm De-odorase vào thức ăn nuôi heo nái. Ngoài tác dụng giảm thiểu hàm lượng khí độc, De-odorase còn có ảnh hưởng tăng số heo con đến 60 ngày tuổi từ 1,47- 2,97%; Tăng khối lượng/ ổ heo con 2 tháng tuổi từ 5,26- 5,76%. Giảm chi phí thức ăn/ 1 kg con 2 tháng tuổi từ 2,33- 3,46%.

3,81 và 5,91%). Giảm tiêu tốn thức ăn (TTTA)/ 1kg tăng trọng tương ứng 3,15% và 4,24%. (Phùng Thị Vân et al., 2002)

Headon và Walsh, 1993 cho biết bổ sung De-odorase trong thức ăn nuôi heo thịt có tác dụng giảm hàm lượng khí độc NH3 từ 67- 69%. Cole và Cs.(1998)- bổ sung De-odorase trong thức ăn nuôi heo choai có tác dụng giảm tỉ lệ chết 12,5%( ở Hà lan) và 40,4%( ở Pháp), giảm chi phí thuốc thú y 27,4% (tại Pháp) và TTTA/ 1kg tăng trọng giảm từ 1,7- 2,2% , Duffy và Brooks ( 1998)- bổ sung De-odorase vào thức ăn nuôi heo thịt giảm TTTA/1kg tăng trọng từ 5-10%, tăng trọng cao hơn 52 gam/ ngày ở lô thí nghiệm.

Công ty thuốc thú y Vemedim đã có những sản phẩm có chứa chất Yucca schidigeraextract như Bitech-yucca, Vime-yucca.

Bitech-yucca là biệt dược sinh học cao cấp xử lý nền đáy, có tác dụngcải tạo nền

đáy, sử dụng Bitech- Yucca sẽ làm gia tăng số lượng vi sinh vật có lợi và men hữu ích giúp phân hủy các chất dơ bẩn như cặn bã hữu cơ, NH3, H2S,... và thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Làm cho môi trường nước tốt hơn, tạo màu nước xanh, làm giàu thành phần dinh dưỡng trong nước, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho tôm. Giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh nhờ vi sinh vật sản sinh ra men để

tiêu hóa bột, protein và chất béo. Cung cấp acid amin, khoáng, vitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tôm. Ổn định hệ vi khuẩn có lợi đường ruột,tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp phòng chống hữu hiệu các bệnh đường tiêu hóa. Vime-Yucca: Bổ sung vào thức ăn của heo, trâu, bò, gia cầm và vật nuôi khác giúp tăng sự hấp thu các dưỡng chất, khử mùi hôi của chất thải do hoạt chất có tác dụng kết chặt với khí amoniac (khí tạo tạo mùi hôi) và các chất độc khác trong chất thải vật nuôi giúp. Khử mùi hôi trong chuồng trại, giảm bệnh đường hô hấp. Giảm tỉ lệ chết, tăng độ đồng đều cho heo và gia cầm. Giảm mật độ

CHƯƠNG 3

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIM 3.1. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM.

Đề tài được thực hiện với nội dung như sau:

Nghiên cứu so sánh các phương pháp xử lý phân heo tươi bằng cách ủ compost thông thường, với ủ phân có bổ sung nấm Trichodecma – ĐHCT với liều lượng khác nhau vào quá trình ủ. Đồng thời khảo sát hiệu quả của việc trộn Yucca vào thức ăn gia súc.

3.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM. 3.2.1 Thời gian.

Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 17/2/2010 đến 21/4/2010.

Đợt 1: từ ngày 17/2/2010 đến 14/4/2010.

Đợt 2: từ ngày 24/2/2010 đến 21/4/2010.

Đợt 3: từ ngày 24/2/2010 đến 21/4/2010.

3.2.2. Địa điểm.

Thí nghiệm được tiến hành tại trại của ông Nguyễn Văn Sóc, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

3.2.3. Vật tư tiến hành thí nghiệm.

• Đối tượng thí nghiệm.

Thí nghiệm được tiến hành trên phân của heo thịt và phân heo nái. Cả hai loại heo đều sử dụng thức ăn Cargill, trong đó thức ăn dành cho heo nái có bổ

sung thêm Yucca.

Đối với heo nái mang thai, sử dụng thức ăn Progeny 1042, có bổ sung Yucca 0,05%, cho ăn 1,8–2kg/con/ngày từ khi phối đến mang thai 90 ngày, 2,5– 3kg/con/ngày từ khi mang thai 90 ngày đến 107 ngày.

• Chọn nguyên liệu thí nghiệm.

Phân heo tươi (PH): phân heo tươi được thu gom từ chuồng vào buổi sáng, thời gian thu gom phân trong khoảng 4-5 ngày, để riêng sau đó mới tiến hành

ủ chung với cỏ khô theo từng nghiệm thức.

Cỏ khô (C): lấy từ cỏ chất đống của nông dân xung quanh trại. Cỏđược chặt nhỏ khoảng 2-3cm, sau đó ủ với phân heo tươi.

Chế phẩm sinh học Trichodecma – ĐHCT, do bộ môn Trồng Trọt, thuộc khoa Nông Nghiệp & SHƯD sản xuất và đóng gói 100gram/gói.

• Dụng cụ thí nghiệm.

Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: cân, len, cào, xe đẩy phân, chổi, cây xúc phân, cao su để ủ phân, bao tay, khẩu trang, nấm Trichodecma – ĐHCT, nhiệt kế, thước đo.

3.2.4. Bố trí thí nghiệm.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Ramdomized Design), 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Bảng 3.1. Sơđồ bố trí thí nghiệm.

Lập lại

Nghiệm thức

Phân heo thịt Phân heo nái

PH-C-T1 PH-C-T2 PH-C PH-C-Y PH-C-Y-T1

Đợt 1 - - - - -

Đợt 2 - - - - -

Đợt 3 - - - - -

PH-C-T1: Phân heo thịt+cỏ khô+nấm Trichodecma 1 (20gram/m3). PH-C-T2: Phân heo thịt+cỏ khô+nấm Trichodecma 2 (30gram/m3). PH-C: Phân heo thịt+cỏ khô.

PH-C-Y: Phân heo nái+cỏ khô+Yucca trong thức ăn.

PH-C-Y-T1: Phân heo nái+cỏ khô+Yucca trong thức ăn+nấm Trichodecma 1 (20gram/m3). Tất cả các nghiệm thức đều được ủ hiếu khí.

3.2.5. Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm.

Theo Mathur (1991), phần lớn quá trình ủ phân hoai thuận lợi khi tỷ lệ C/N từ 30- 40. Tỷ lệ C/N quá thấp N sẽ bị mất thông qua mất NH3 và sản phẩm compost có

chất lượng thấp. Nếu tỷ lệ C/N quá lớn phân ủ sẽ chậm hoai. Theo Robert et al. (1995), việc ủ phân hoai thường thành công khi hỗn hợp có tỷ lệ C/N đạt từ 20-40.

Tuy nhiên, tỷ lệ C/N trên 30 tốc độ phân hủy sẽ giảm, và tỷ lệ C/N nhỏ hơn 25 lượng thừa nitơ sẽ chuyển đổi thành amonia bay vào khí quyển, gây mùi khó chịu. Tỷ lệ C/N được dùng để tính toán tỷ lệ phối hợp của phân heo tươi và các chất độn ở

quả phân tích thành phần C/N của từng loại thực liệu để biết được trọng lượng tươi cần thiết của phân heo tươi và các chất độn của từng nghiệm thức thí nghiệm.

Công thức tính tỷ lệ C/N dựa vào công thức đơn giản của Nancy (2000) áp dụng cho

ủ phân gia đình như sau:

• Xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho mẻủ phân hiếu khí là 25:1

• Đặt “x” là số lượng phân tươi cần để tính toán (kg), có tỷ lệ C/N phân heo đã

được xác định (C1/N1) và tỷ lệ C/N của chất độn (C2/N2). • Đặt biến cho chất độn phải phối hợp là “W” (kg)

• Đặt biến “T” cho tổng trọng lượng của mẻủ (kg)

• Đặt “W/T” là phần trăm tổng khối lượng chất độn/ mẻ ủ. Do đó trọng lượng của phân heo tươi là T- W= x, và % của tổng khối ủ trên phân heo tươi là x/T

• Công thức tổng quát để tính tỷ lệ C/N là: (x/T * C1/N1) *(W/T* C2/N2) = 25:1 Khi thay thế các trị sốđã biết như:

W= 1 kg; C1/N1= 15, C2/N2= 55,ta tìm được các tỷ lệ phối hợp cho từng nghiệm thức thí nghiệm ở bảng sau:

Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2 Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm.

Nghiệm thức Tỷ lệ phân heo và cỏ khô (kg) Tỷ lệ C/N

PH-C-T1 PH-C-T2 PH-C PH-C-Y PH-C-Y-T1 30:1 30:1 30:1 30:1 30:1 25:1 25:1 25:1 25:1 25:1 3.2.6 Xây dựng hộc ủ phân.

Hộc ủ phân được che bởi tấm cao su không thấm nước, có kích thước là 0,5 × 0,8 × 1 m.

độn, dùng len trộn đều phân và cỏ. Trong quá trình ủ cần duy trì độ ẩm trong các hộc ủ ởẩm độ thích hợp là 60%.

Kiểm tra ẩm độ bằng cách dùng tay vắt phân, khi vắt nặng tay nếu có nước hữu cơ

rịn ra là đủ ẩm độ, nếu khi vắt nặng tay mà không thấy nước hữu cơ rịn ra thì dùng nước tưới vào hỗn hợp để tăng ẩm độ cho thích hợp.

Sau khi ủ được 20 ngày thì tiến hành đảo phân ở các nghiệm thức, tại vì đây là các thí nghiệm hiếu khí và vào thời điểm này các vi sinh vật hiếu khí đã sử dụng gần hết lượng oxy có trong hộc ủ và lượng CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, đã lấp hết các chỗ rỗng làm cho mẻ ủ trở lên yếm khí, làm chậm quá trình hoai của mẻủ.

3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY SỐ LIỆU. 3.3.1 Cách lấy mẫu để kiểm tra trứng giun sán.

Lấy mẫu đầu vào trước khi cho vào hộc ủ và lấy mẫu đầu ra ở từng nghiệm thức khi nhiệt độ của các nghiệm thức gần bằng nhiệt độ môi trường. Mẫu được lấy ngẫu nhiên ở nhiều điểm trên mỗi nghiệm thức, trộn đều và sau đó đem về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu.

• Phân heo tươi: phân heo tươi được thu gom từ nền chuồng vào buổi sáng, lấy một cách ngẫu nhiên khoảng 500g cho vào túi nilon cột kín miệng cho vào thùng trữ lạnh rồi mang về phòng phân tích chỉ tiêu ký sinh trùng.

• Phân ủ được trộn đều, sau đó lấy khoảng 500g cho mỗi mẫu ở nhiều vị trí (trên-giữa-dưới) cho vào túi nilon, cột kín miệng cho vào thùng trữ lạnh mang về phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu ký sinh trùng.

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi.

Theo dõi sự biến thiên của nhiệt độ

Đo nhiệt độ của mỗi hộc ủ và nhiệt độ không khí môi trường mỗi ngày. Mỗi nghiệm thức tiến hành đo ở 5 vị trí khác nhau đó là: một điểm ở chính giữa hộc ủ (điểm trong) và 4 điểm ở 4 góc (điểm ngoài).

Cách đo nhiệt độ: Đo trước khi xới đảo, đo ở 5 vị trí khác nhau, đặt nhiệt kế sâu khoảng 40 cm, số liệu của từng ngăn ủ của từng nghiệm thức được tính trung bình.

Theo dõi sự thay đổi của độ lún của phân.

Dùng thước có chia vạch, cắm vào hố ủ, chạm đến đáy hố, vuông góc với bề mặt của phân, để kiểm tra độ lún của mỗi hộc ủ mỗi ngày, đo tại 5 vị trí khác nhau là một điểm ở chính giữa (điểm trong) và 4 điểm ở 4 góc (điểm ngoài). Sau đó, lấy trung bình độ lún từng hộc ủ của từng nghiệm thức.

Kiểm tra trứng giun sán.

Chuẩn bị mẫu: Cân 20g mẫu cho vào cốc đựng 100ml nước cất, khuấy cho tan, lược qua rây để loại bỏ những xác cặn bã. Cho vào cốc thêm 100ml nước cất để yên 3-5 phút rồi đổ lớp nước trong ở trên đi, sau đó tiếp tục cho 100ml nước cất vào, để yên 3-5 phút rồi đổ lớp nước trong đi,…lặp lại từ 3-5 lần như thế.

• Phương pháp phù nổi: Dùng để định tính trứng giun đũa. Sử dụng phương pháp , dung dịch phù nổi Willis. Nguyên lý của phương pháp này là dùng dung dịch có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán, đẩy trứng giun sán lên bề mặt của dung dịch đó.

Dùng lọ cho vào ½ dung dịch phù nổi và ¼ phân. Khuấy cho tan, sau đó thêm dung dịch phù nổi đến gần đầy lọ, để loại bỏ rác. Đặt lamell lên tránh bọt khí để yên trong 15 phút, đặt lame lên, đem quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40.

Dung dịch phù nổi là dung dịch NaCl bão hòa: 450 gram NaCl tinh thể và 1000cc nước cất.

• Sau khi định tính xong nếu phát hiện có trứng giun đũa thì tiến hành dùng phương pháp đếm trứng Mc Master cải tiến đểđịnh lượng trứng giun đũa. -Dùng ống đong có chia vạch 100ml cho vào dung dịch KOH 10% đến vạch 56ml.

-Cân 4g phân cho vào ống nghiệm.

-Cho vào 10 viên bi sắt và lắc cho phân tan ra

-Cho hỗn dịch phân và dung dịch KOH qua rây lược.

-Tiếp tục cho hỗn dịch phân vào ống đong 100ml và cho KOH vào đến vạch 60ml.

-Cho vào ống đong 10 bi sắt và lắc đều cho phân tan đều.

-Dùng pipet rút dung dịch trên cho vào 2 buồng đếm Mc Master. -Để yên khoảng 2 phút.

-Đưa lên kính hiển vi đếm tất cả số trứng trên hai buồng đếm ởđộ phóng đại 100 lần.

3.4 Phân tích thống kê.

Các số liệu thu thập được sau thí nghiệm được nhập vào Excel, sau đó được xử lý bằng chương trình Minitab Version 12.0.

CHƯƠNG 4

KT QU VÀ THO LUN

Qua quá trình thí nghiệm từ ngày 17/2/2010 đến ngày 21/4/2010, chúng tôi ghi nhận

được một số kết quả như sau:

4.1. NHIỆT ĐỘ.

Dưới hoạt động phân huỷ chất hữu cơ của các nhóm vi sinh vật trong mẻ ủ, nhiệt

độ mẻủđã tăng đến đỉnh điểm trong một vài tuần và sau đó chuyển sang giai đoạn phân hoai - nhiệt độ của mẻ ủ bằng với nhiệt độ môi trường. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ trong mẻủ của tất cả các nghiệm thức tăng cao, sau đó giảm dần và giữ nhiệt độ gần bằng với nhiệt độ môi trường ở giai đoạn kết thúc thí nghiệm.

Bảng 4.1. Bảng biến thiên nhiệt độ (oC) của các nghiệm thức theo các tuần ủ.

Thời gian Nghiệm thức SE P PH-C-T1 PH-C-T2 PH-C PH-C-Y PH-C-Y-T 1 Tuần 1 55,5b 57,1ab 52,6c 56,9ab 59,7a 0,56 0,00 Tuần 2 53,5ab 54,34a 50,7b 53,7ab 56,2a 0,69 0,01 Tuần 3 45,8 45,6 48,3 46,7 46,0 0,7 0,1 Tuần 4 47,8a 49,5ab 49,7b 48,2ab 49,2ab 0,37 0,02

Một phần của tài liệu luan_van (Trang 37)