Các phương pháp ủ phân được áp dụng trong thực tế

Một phần của tài liệu luan_van (Trang 26 - 28)

Một số phương pháp được áp dụng rộng rãi trong thực tế như:

Tại Nhật Bản và Trung Quốc đã phát triển một số hình thức áp dụng cho cả hộ

chăn nuôi nhỏ và các trang trại chăn nuôi lớn như: chất đống, ủ yếm khí, ủ theo kiểu Trung Quốc, kiểu Indo của Ấn Độ, hay là DANO của Đan Mạch,…

Tại Việt Nam một số phương pháp sau đây được áp dụng trong các mô hình chăn nuôi nông hộ:

• Đào các hố sâu

Hoặc hố lộ thiên trên mặt đất có mái che để đổ phân vào trong hố: Phân được

đưa vào trong hố hằng ngày, sau khi đổ một lớp phân thì đổ lên một lớp tro bếp hay tro trấu cho đến khi hố đủ đầy thì đậy lại bằng rơm, rạ, tro,… hố ủ đầy

• Ủ phân yếm khí

Ở miền Bắc Việt Nam có một số hệ thống ủ phân cải tiến thích hợp cho chương trình vệ sinh nông thôn và sản xuất lương thực. Hệ thống này gồm hai hầm kín nước để sử dụng luân phiên cho việc chứa và ủ phân. Sau mỗi lần thải phân rải tro bếp lên để làm giảm mùi và điều chỉnh tỷ số C/N. Nước tiểu được tách riêng ra đểđiều chỉnh ẩm độ của phân ủ. Khi phân chiếm 2/3 thể tích hầm thứ nhất, cho thêm vào hầm lá cây, rác và đậy nắp lại bằng đẩt trong vòng vài năm để cho quá trỉnh ủ xảy ra. Hầm thứ hai được đưa vào sử dụng.

• Ủ phân theo kiểu Trung Quốc

Nguyên liệu được chất thành luống 2m x 2m x 0,5m. Những ống tre có đục lỗ được lắp đặt trong luống này giúp cho quá trình thông thoáng tự nhiên. Luống

ủ không cần phải xới đảo. Để tránh cho luống ủ khỏi phải mất nhiệt người ta phải phủ rơm hoặc trát bùn lên mặt của luống ủ.

• Phương pháp Indo của Ấn Độ

Đây là phương pháp ủ nóng điển hình. Nguyên liệu dùng để ủ là các loại phế

phẩm thực vật của nhà nông, các loại phân trâu, bò, heo và gia cầm,…các loại nước giải, nước phân, các loại tro đều được sử dụng. Một số nguyên liệu cứng và khó tiêu như thân cây bông, các loại cành lá cây thực vật cứng khác,…được rải trên đường cho xe cộ giẫm đạp nghiền nát trước rồi mới đưa vào ủ. Nguyên liệu này không chiếm quá 10% tổng số. Những nguyên liệu dài và cồng kềnh như thân cây chuối, lá chuối,…thì được dọc theo chiều dài rồi băm ra thành từng đoạn ngắn trước. Các thứ thân lá mềm, các loại cây phân xanh,…thì phơi cho héo bớt, lót thành lớp đệm nằm cho trâu bò nằm, sáng hôm sau xúc cả lá và phân cho vào hố ủ. Chọn một chỗ cao ráo làm hầm ủ phân, bề rộng từ 1,8 – 2,4 m, chiều sâu khoảng 0,9m, còn chiều dài thì tùy theo qui mô muốn ủ, nhưng nói chung nguyên liệu để ủ chỉ xếp vào tối đa là 3/4 của hầm, chừa lại 1/4 để tiện việc đảo phân. Các loại nguyên liệu nói trên được xếp vào hầm xen kẽ nhau, mỗi lớp khoảng 10-15cm. Cứ trên mỗi lớp nguyên liệu thực vật thì rắc 4-5kg phân, 3-4kg đất nền chuồng, 3-4kg phân chứa men lấy trong đống phân cũ đã ủ được vài tuần và 1/2 kg tro bếp. Rưới lên đó một ít nước, vừa đủ ẩm không nên cho thừa nước. Cứ xếp lớp này lên lớp kia, lớp nhiều cành lá cứng

để ở dưới cùng làm khung. Tuyệt đối chỉ xếp vào chứ không nện chặt. Mười lăm ngày sau khi xếp xong thì bắt đầu đảo, sau 15 ngày lại đảo một lần nữa, và một tháng sau đảo lần thứ ba.

• Ủ phân có sự cung cấp khí bằng quạt hút

Đây là phương pháp ủ nhanh vì nó khống chế nhiệt độ của mẻ ủ ở nhiệt độ

thích hợp, đồng thời cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho sự hoạt động của vi khuẩn ưa nhiệt. Bùn và dăm bào được chất thành từng luống có kích thước 12

hút được lắp đặt để cung cấp khí cho mẻ ủ. Không khí được hút vào các ống rồi theo lỗ thoát ra ngoài. Không khí thoát ra ngoài được thổi vào một đống phân compost để lược bỏ mùi hôi. Trong mẻ ủ này nhiệt độ đạt được từ 60- 80oC sau khi ủ từ 3-5 ngày và kéo dài khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nhiệt độ

phân bố không đều, nhiệt độ giảm dần từ lòng mẻủ ra bên ngoài. Hệ thống này không tốn công lao động để xới, đảo nên được ứng dụng để xử lý phân người ở

những nơi có nhiệt độ cao.

• Hệ thống ủ DANO (Đan Mạch).

Hệ thống này bao gồm một bể chứa nguyên liệu, sàng nguyên liệu, nam châm

điện để tách kim loại, một lò phản ứng, sàng rung để sàng thành phẩm. Nguyên liệu sau khi sàng và phân loại được nạp vào lò phản ứng. Lò phản ứng bằng thép hình trụ đặt nằm ngang, đường kính 3-4m, chiều dài 25-30m đặt hơi nghiêng về một đầu. Không khí được cung cấp bởi bơm nén khí và lò phản ứng quay với vận tốc 1vòng/phút.

Nhiệt độ trong lò phản ứng đạt từ 60oC trở lên. Hơi nước và khí thải được hút ra ngoài bởi hệ thống quạt hút. Thời gian ủ trong lò phản ứng từ 2,5 đến 5 ngày.

Hạn chế của hệ thống DANO đòi hỏi vốn đầu tư cao, tiền vận hành cao, và đội ngũ công nhân có tay nghềđể vận hành và bảo quản hệ thống.

Một phần của tài liệu luan_van (Trang 26 - 28)