Phương pháp bắt ong khi dùng nhang ở các mức nồng độ khói (số cây nhang) khác nhau

Một phần của tài liệu khoa-luan-tot-nghiep-de-tai-ky-thuat-bat-va-nuoi-ong-mat-apis-cerena (Trang 34 - 36)

- Nuôi ong với 2 nghiệm thức 6 lần lặp lại:

3.2.Phương pháp bắt ong khi dùng nhang ở các mức nồng độ khói (số cây nhang) khác nhau

3 04/02/2010 0 cây nhan 90 Không bốc bay Thực hiện 2 phương pháp làm cho ong bốc bay với lần lặp lại cho ra kết quả:

3.2.Phương pháp bắt ong khi dùng nhang ở các mức nồng độ khói (số cây nhang) khác nhau

nhang) khác nhau

Tiến hành bắt ong bằng phương pháp dùng khói nhang với 3 nghiệm thức, lặp lại 3 lần và xác định thời gian bốc bay.

+ Nghiệm thức I: 6 cây nhang + Nghiệm thức II: 10 cây nhang + Nghiệm thức II: 16 cây nhang

Sau khi thực hiện cho ra kết quả bảng 3.4:

Bảng 3.4. Kết quả thời gian bốc bay của ong mật. Nghiệm thức Thời gian bắt tổ ong

(phút)

CV% Trọng lượng ong bắt được (kg) I (6 cây nhang) 78,75 ± 11,25 A 28,57% 0,33 ± 0,04 II (10 cây nhang) 83,00 ± 04,89 A 13,19% 0,45 ± 0,08 III (16 cây nhang) 98,40 ± 12,23 a 27,78% 0,36 ± 0,03

Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự ký hiệu không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy không có sự khác biệt nhau về mặt thống kê về thời gian bốc bay ở các nghiệm thức 6 cây nhang, 10 cây nhang, 16 cây nhang nghiệm thức. Tuy nhiên, khi xét giá trị trung bình của 3 nghiệm thức trên cho thấy có sự khác biệt về giá trị số học. Kết quả bắt ong nghiệm thức thứ III là lâu nhất với thời gian trung bình là 98,40 ± 12,23 phút, kế đến là nghiệm thức II với thời gian trung bình là 83,00 ± 04,89 và cuối cùng nghiệm thức I là 78,75 ± 11,25. Từ đó nhận thấy khi bắt

ong với 3 nồng độ nhang như trên thì khi bắt ở nồng độ khói càng cao thì ong càng lâu bốc bay. Kết quả này có thể được giải thích như sau:

+ Khi đưa nhang vào cột điện để ung tổ ong thì lượng khói tác động chủ yếu đến tổ ong trong cột điện là những cây nhang ung ở phía dưới, vì vậy khi ung nhang vào ong sẽ di chuyển từ dưới lên và bò ra khỏi tổ hoặc bốc bay. Với đặc tính tự nhiên của ong mật là khi rời khỏi tổ (bốc bay đi hoặc dời đến tổ mới) thì phải mang theo một lượng mật để khi di chuyển không bị chết vì đói. Do đó, khi ung với số lượng nhang lớn thì ong sẽ bị khói nhang ảnh hưởng nhiều, làm cho ong đột ngột bò ra khỏi tổ để tránh bị ảnh hưởng của khói nhang, khi đó ong sẽ không kịp hút mật để mang theo, tiếp theo ong sẽ bò ngược trở lại để hút mật trong tổ và cứ tiếp tục như thế ong sẽ ra và vào liên tục sẽ làm cho ong lâu bốc bay ra và có thể làm cho ong chúa chết trong tổ dẫn đến không thể bắt được ong chúa (hình 3.3).

Hình 3.3. Ong bò ra rồi quay ngược trở lại lấy mật

+ Ngược lại khi ung với số lượng ít nhất là 6 cây nhang, lượng khói nhang ảnh hưởng đến ong trong cột điện là sự ảnh hưởng từ từ. Khi đó, ong sẽ có đủ thời gian để hút mật. Lượng khói nhang tích lũy trong cột điện liên tục và ngày càng nhiều làm ong di chuyển ra dần và sẽ ít bò ngược trở vào (hình 3.4), thời gian lượng ong ra ngoài sẽ ngắn hơn và ong chúa sẽ nhanh chóng di chuyển ra khỏi tổ. Bên cạnh đó, khi ung với khối lượng nhang ít sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ong và sẽ dễ dàng bắt hơn so với ung với lượng nhang nhiều.

Hình 3.4. Ong bò ra ngoài và ít quay ngược vào lấy mật

Một phần của tài liệu khoa-luan-tot-nghiep-de-tai-ky-thuat-bat-va-nuoi-ong-mat-apis-cerena (Trang 34 - 36)