Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu Thành lập bản độ địa hình tỷ lệ trung bình bằng công nghệ ảnh số (Trang 48 - 50)

Khu vực Quảng Trị có độ cao từ 5m đến 1792m so với mặt nước biển. Địa hình phức tạp, đồi núi chiến phần lớn diện tắch. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phắa Tây là các dãy núi cao của dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Việt-Lào. Núi Voi Mập ở độ cao 1739m, núi Xá Mùi ở độ cao 1613m, núi Vàng Vàng ở độ cao 1225m. Khu vực phắa Đông tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Thị xã Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, Triệu Phong, Hải Lăng địa hình thấp hơn chủ yếu là đồi ở độ cao phần lớn dưới 300m. Các dải đồng bằng hẹp ven sông Thạch Hãn, sông Bến Hải và ven biển.

Khu vực Thừa Thiên Huế có nhiều núi cao, tiêu biểu là núi Đồng Ngải ở độ cao 1774m, núi Cốc Miên ở độ cao 1296m. Khu vực phắa Tây Nam địa hình rất phức tạp: có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi các dãy núi thuộc dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Việt-Lào. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Nửa phắa Đông Bắc của tỉnh địa hình thấp hơn ở độ cao dưới 300m, địa hình bán sơn địa, đồi thấp xen kẽ đồng bằng và đồng bằng ven biển.

Khu vực TP. Đà Nẵng địa hình đa dạng phức tạp: Núi cao, đồi núi ở huyện Hoà vang, bán đào Sơn Trà, đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu. Đỉnh cao nhất là núi Mang ở độ cao 1.712m, Hòn Chan ở độ cao 1528m, bán đảo Sơn Trà ở độ cao 696m. Các quận nội thành có địa hình bằng phẳng xen kẽ núi đá đột xuất như ở quận Ngũ Hành Sơn.

Với đặc điểm địa lý tự nhiên của hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng - khu vực núi cao và đồi núi chiếm hơn một nửa diện tắch tự nhiên, địa hình phức tạp tồn tại đủ các dạng địa hình núi cao, đồi núi đột xuất, đồng bằng ven biển. Căn cứ vào tiêu chuẩn khoanh vùng địa hình theo quy định của Quy phạm tỷ lệ bản đồ là 1/10.000, có thể chia khu đo làm các khu vực:

1. Khu vực núi cao: Khu vực này chiếm phần lớn diện tắch khu đo thuộc các khu vực giáp Lào, phắa Tây của các tỉnh và huyện Phú Vang của TP. Đà Nẵng. Đây là khu vực có độ dốc địa hình lớn hơn 150. Đối với khu vực này trên bản đồ địa hình sẽ vẽ khoảng cao đều 10m.

2. Khu vực đồi núi là khu vực chuyển tiếp giữa địa hình núi cao và dải đồng bằng hẹp ven biển. Độ đốc địa hình phần lớn diện tắch từ 60 đến 150. Đối với khu vực này trên bản đồ địa hình sẽ vẽ khoảng cao đều 5m.

3. Khu vực đồi thấp xen kẽ dải đồng bằng hẹp ven biển (khu vực các huyện ven biển Quảng Trị). Đây là khu vực có độ dốc địa hình từ 20 đến 60. Đối với khu vực này trên bản đồ địa hình sẽ vẽ khoảng cao đều 2,5m.

Căn cứ vào yêu cầu độ chắnh xác của mô hình số địa hình theo dự án: Mô hình số địa hình được thành lập với độ chắnh xác theo 3 vùng: khu vực núi cao, địa hình đo vẽ KCĐ 10m, khu vực núi và đồi địa hình đo vẽ KCĐ 5m, khu vực đồi thấp xen kẽ đồng bằng địa hình vẽ KCĐ 2,5m .

Một phần của tài liệu Thành lập bản độ địa hình tỷ lệ trung bình bằng công nghệ ảnh số (Trang 48 - 50)