Phổ hấp thụ UV – VIS của hạt nano bạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp ăn mòn laser để chế tạo các hạt nano kim loại (Trang 42 - 45)

Hình 3.4 trình bày phổ hấp thụ plasmon của hạt nano bạc trong dung dịch SCD ở các nồng độ 0.003 M, 0.01M, 0.1 M

Hình 3.4: Phổ hấp thụ của hạt nano bạc trong dung dịch SCD ở các nồng độ 0.003 M, 0.01M, 0.1 M

Từ hình 3.4, ta thấy sự xuất hiện của đỉnh phổ hấp thụ đặc trưng xung quanh 400 nm có thể khẳng định rằng đã chế tạo thành công hạt nano bạc [19, 20]. Điều này phù hợp với lý thuyết về đỉnh hấp thụ cộng hưởng plasmo bề mặt của các hạt nano bạc. Đặc trưng đỉnh hấp thụ xung quanh 400 nm phụ thuộc mạnh vào nồng độ dung dịch SCD. Khi kích thước tăng thì đỉnh của phổ hấp thụ dịch chuyển về phía bước sóng dài. Từ đó thấy rằng trong 3 mẫu chế tạo, mẫu SCD 0.003M có kích thước hạt nhỏ nhất.Để xác định chính xác kích thước hạt cũng như sự phân bố kích thước hạt,chúng tôi tiến hành đi đo kích thước hạt bạc trong mẫu SCD 0.003M bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).

Ảnh TEM của mẫu SCD 0.003M thu được như hình 3.5:

Hình 3.5: Ảnh TEM (a)và sự phân bố kích thước hạt (b) của hạt nano bạc được tạo ra bằng ăn mòn laser trong dung dịch SCD 0.003 M

Quan sát trên hình 3.5(a) , ta thấy các hạt nano bạc có kích thước nano. Hình dạng các hạt chủ yếu là hình cầu, có sự cô lập tương đối giữa các hạt.

Từ hình 3.5(b), ta thấy rằng các hạt nano bạc phân bố không đồng đều, tập trung nhiều trong khoảng từ 8 – 10 nm. Kích thước trung bình của các hạt nano bạc được tạo ra trong dung dịch SCD là 8 nm với tỉ lệ tạo thành là 20 %. Các hạt được tạo ra có đường kích phân bố trong khoảng từ 4 nm đến 12 nm.

a)

aa b)

a) a)

c)So sánh với phương pháp khử hoá học

Trong phương pháp hoá khử, các hạt nano bạc được tạo ra từ dung dịch bạc nitrate có chứa Trisodium citrate dihydrat C6H7Na3O7 (SCD). Hình 3.6 là phổ hấp thụ của hạt nano bạc trong hai phương pháp hoá khử và ăn mòn laser.

Hình 3.6: Sự so sánh phổ hấp thụ của các hạt nano bạc

được tạo ra bởi phương pháp ăn mòn laser và phương pháp khử hoá học

Ta thấy, đỉnh hấp thụ của các hạt nano bạc được tạo ra bởi phương pháp khử hoá học dịch chuyển đến 440 nm trong khi đối với phương pháp ăn mòn laser là 400 nm. Độ bán rộng đỉnh phổ hấp thụ trong ăn mòn laser nhỏ hơn so với phương pháp hoá khử. Kết quả này phù hợp với kích thước hạt trung bình và sự phân bố kích thước hạt đo được. Trong trường hợp ăn mòn laser, kích thước trung bình của các hạt nano bạc là 8 nm với tỉ lệ tạo thành là 20 % và đường kính hạt phân bố trong khoảng từ 4 nm đến 12 nm. Trong khi đó, đối với phương pháp hoá khử kích thước trung bình của hạt là 26 nm với tỉ lệ tạo thành là 8 % và đường kính hạt phân bố trong phạm vi từ 5 nm đến 45 nm với tỉ lệ ít hơn [6].

Điều này đã khẳng định phương pháp ăn mòn laser chế tạo được hạt nano có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phương pháp hoá khử. Các hạt nano bạc được sinh ra có độ phân tán cao và đặc biệt rất tinh khiết, không bị nhiễm bẩn bởi chất khử.

3.2.2. Chế tạo hạt nano vàng trong trong dung dịch SDS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp ăn mòn laser để chế tạo các hạt nano kim loại (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w