Ứng dụng của mạng máy tính

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 30 - 32)

Trước khi có mạng, trong các tổ chức, mỗi nơi đều phải có chỗ lưu trữ dữ liệu riêng, các thông tin trong nội bộ sẽ khó được cập nhật kịp thời; một ứng dụng ở nơi này không thể chia sẻ cho nơi khác. Với một hệ thống mạng giờ đây người ta có thể:

1. Chia sẻ các tài nguyên: các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác như sức mạnh của các CPU được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.

2. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác và kịp thời hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động nên không gây ra ách tắc.

3. Tiết kiệm: thông qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Ví dụ: Hệ thống mạng có thể cung cấp dịch vụ suốt ngày và nhiều nơi có thể dùng cùng một chương trình ứng dụng, chia nhau cùng một cơ sở dữ liệu và các thiết bị như máy in, máy fax…, do dó tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

4. Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức.

5. Ngoài ra, với sự tiến bộ không ngừng của CNTT, các ứng dụng quan trọng hiện tại qua mạng được các tổ chức sử dụng như là: trang web của tổ chức, thư điện tử, hội nghị truyền hình (video conference), điện thoại Internet, giao dịch và lớp học ảo (e-learning hay virtual class), dịch vụ tìm kiếm thông tin qua mạng… đã góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức này mà không mất quá nhiều công sức, thời gian và tiền bạc như trước đây.

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 30 - 32)