Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CỦ CHI, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

a) Dân số

Theo báo cáo của phòng Thống kê huyện Củ Chi đến ngày 31/12/2007 thì Thị Trấn Củ Chi có tổng số dân là khoảng 15.912 người (dân số nữ chiếm 8.901 người), chủ yếu là dân tộc Kinh. Thị trấn được chia thành 8 khu phố và 58 tổ dân với khoảng 2.945 hộ (tỉ lệ nam chiếm 44,06%, nữ chiếm 55,94%).

b) Lao động

Số dân trong độ tuổi lao động năm 2007 của Thị Trấn là 8.906 người chiếm 55,97% tổng số nhân khẩu trong Thị Trấn. Điều này cho thấy lao động trong Thị Trấn khá dồi dào. Tuy nhiên, Thị Trấn Củ Chi là đơn dân cư sinh sống thuần nông, trình độ văn hóa thấp, khó tiếp cận khoa học - kỹ thuật. Số lao động trẻ làm việc trong các công ty xí nghiệp chưa mạnh dạng ký kết hợp đồng lao động lâu dài, chủ yếu là ngắn hạn và thời vụ.

c) Các lĩnh vực Văn hóa, Xã hội, Y tế, Giáo dục, An ninh-Quốc phòng

Các lĩnh vực trên đều có những tiến bộ đáng kể, trong đó an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Toàn Thị Trấn có 8 khu phố đa số đều được công nhận là khu phố văn hóa (có 2.778/ 2.945 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt 94,33%) .

Tỉ lệ hộ nghèo không đáng kể (Tổng số hộ nghèo điều tra năm 2007 là 70 hộ, chỉ tiêu phải giảm là 35 hộ, đạt 140%. Đã giảm 49). Có được số hộ giảm trên là do UBND đã phối hợp với các đoàn thể, chủ động tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận vốn và giải quyết việc làm. Số hộ nợ quá hạn hiện còn 3 hộ với số vốn 7.900.000 đồng. Thu nhập bình quân trên đầu của Thị Trấn Củ Chi là 885.000 đồng.

Về giáo dục: Hiện nay Thị Trấn đang nâng cấp, sửa chữa các trường trọng điểm của huyện, hoàn thiện các trường mẫu giáo đến cấp 1, 2, 3. Công tác huy động trẻ em ra

Trang

21

học các lớp mẫu giáo và cấp 1 đạt kế hoạch đề ra. Công tác xóa mù chữ phổ cập Tiểu học, Trung học phổ thông đã hoàn thành đạt gần 100%, đồng thời hiệu suất đào tạo bậc Tiểu học, Trung học cơ sở, và tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đều tăng qua các năm. Hiện nay, Thị Trấn Củ Chi có 1 trường cấp 3, 2 trường Trung học cơ sở (1 trường điểm), 2 trường Tiểu học, 3 trường mẫu giáo (1 trường đạt chuẩn Quốc gia).

Về y tế: Chăm sóc sức khỏe luôn duy trì, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, công tác khám chữa bệnh luôn được Thị Trấn quan tâm. Đến năm 2010 trạm y tế của Thị Trấn được cải tạo, nâng cấp mở rộng với quy mô 0,20 ha.

d) Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đã và đang từng bước được nâng cấp gắn liền với phát triển kinh tế của Thị Trấn Củ Chi.

Giao thông: điều kiện giao thông rất thuận lợi do nằm trên tuyến giao thông quốc tế nối Phnômphênh với Thành phố Hồ Chí Minh (quốc lộ 22) và có tỉnh lộ 8 đi qua, hầu hết các tuyến đường đều được tráng nhựa. Nhìn chung, giao thông ở Thị Trấn rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, đồng thời thuận lợi trong việc trao đổi thương mại với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Điện nước: Hiện nay trên toàn Thị Trấn đã có điện khắp sáng 100%. Huyện Củ Chi hiện có 1 nhà máy nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các công sở và dân số Thị Trấn, còn lại chủ yếu vẫn đang sử dụng nước giếng đào hoặc nước giếng khoan, nhìn chung nước ở đây chưa bị ô nhiễm. Ngoài ra, hệ thống kênh Đông thực hiện tốt việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thị trấn .

Thoát nước thải: Hiện nay huyện đang sử dụng hệ thống thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước mưa qua hệ thống đường ống và các kênh mương sau đó thải ra sông, kênh rạch, không qua xử lý làm sạch. Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ khi mưa lớn tập trung, một số khu vực còn bị ngập úng.

Thông tin liên lạc: ngày càng phát triển, tiếp tục được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, mở rộng đến từng khu phố. Số máy điện thoại tăng nhanh do giá máy điện thoại phù hợp với khả năng của người dân, tivi, radio, hầu hết ai cũng có thể mua được, hệ thống phát thanh đã được trãi khắp Thị Trấn giúp bà con tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ dàng.

Riêng trong năm 2007, bằng nguồn vốn của ngân sách huyện năm 2006, Huyện đã đầu tư xây dựng cho Thị Trấn trụ sở UBND thị trấn với quy mô một trệt, một lầu có diện tích 650 m2 và bê tông mương thoát nước khu phố 2: dài 523 m, kinh phí 597.399.000 đồng. Còn Thị Trấn Củ Chi đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm sau đây:

- Bê tông 03 hẻm tại khu phố 1, khu phố 5, khu phố 6: dài 516 m, tổng kinh phí 305.000.000 đồng, trong đó dân góp 20%, còn lại là ngân sách Thị Trấn đầu tư.

- Vận động nhân dân hiến đất khai mương thoát nước đường Liêu Bình Hương khu phố 4, trị giá 230.000.000 đồng. - Chống úng ngập các khu phố 3, 4. Trang 22

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất đai. - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai.

- Thống kê toàn bộ diện tích các loại đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi.

- Chỉnh lý biến động đất đai, cập nhật thông tin mới nhất về tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi gồm:

+ Chỉnh lý bản đồ địa chính. + Chỉnh lý GCNQSDĐ. Trang 23

+ Chỉnh lý sổ cấp giấy. + Chỉnh lý sổ mục kê. + Chỉnh lý sổ địa chính.

- Đánh giá kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.

II.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu cập nhật chỉnh lý biến động chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Điều tra thu thập các số liệu và thống kê số liệu.

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, chọn lọc số liệu để xây dựng hệ thống đất đai hoàn chỉnh hơn.

- Phương pháp phân tích: Phân tích các mối quan hệ, các nguyên nhân, kết quả tình hình và kết quả chỉnh lý.

- Phương pháp so sánh: So sánh quy trình hướng dẫn đã ban hành trước đây và so sánh diện tích trước và sau khi cập nhật biến động.

- Phương pháp bản đồ: Là qui về cùng tỷ lệ của bản trích đo biến động được pháp lý hóa để chỉnh lý trên bản đồ địa chính đúng với hiện trạng sử dụng đất.

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1 Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai Những thuận lợi, lợi thế

Là huyện ngoại thành, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố; Củ Chi là huyện nối giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với trung tâm là Thị Trấn Củ Chi, vì thế Thị Trấn có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình khá tốt là điều kiện cơ bản để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời thuận lợi trong

Trang

24

việc xây dựng các khu-cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí... sẽ làm thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện trong những năm tới.

- Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ đều thuận tiện cho việc mở cửa, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các khu vực lân cận.

- Đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Tp Hồ Chí Minh thuận lợi cho môi trường sống dân cư.

Những khó khăn, hạn chế

- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chảy, xâm mặn... gây khó khăn trong công tác cấp thoát nước và ảnh hưởng tới nông nghiệp.

- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu đòi hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng công trình.

- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp không được tốt. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Tuy huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường Thành phố quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức cao.

III.2 Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai

Thị trấn Củ Chi là đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Củ Chi, có xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với các quận, huyện trong thành phố, vừa qua mặc dù đã phát triển khá song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của huyện.

Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thị Trấn trong những năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và huyện Củ Chi nói chung. Đó là tác động của các yếu tố sau:

Thuận lợi

- Trước hết là đường lối của Đảng được tiếp tục khẳng định trong thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Những thành tựu xây dựng và phát triển trong hơn 30 năm qua tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới.

- Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi vốn có truyền thống Cách mạng yêu nước, đoàn kết, cần cù sáng tạo được tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ mới và trở thành những nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng.

- An ninh, quốc phòng luôn được giữ vững giúp người dân yên tâm sản xuất. Trang

25

- Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngỏ phía Tây Bắc của Tp Hồ Chí Minh có vị trí hết sức thuận lợi, trong đó Thị Trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế- văn hóa- xã hội và là trung tâm thương mại lớn của cả huyện với tiềm năng đất đai cũng như sự phát triển các loại hình dịch vụ được khơi dậy và phát huy giúp nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm khoa học - kỹ thuật mới.

- Củ Chi là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước quật cường. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mảnh đất Củ Chi nổi tiếng là căn cứ Cách mạng kiên cường được mang tên “Đất thép Thành đồng”. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ mới.

Khó khăn

- Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của Thị Trấn Củ Chi chưa ổn định và vững chắc, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng còn nhỏ lẻ rời rạc, không đồng bộ, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của Thị Trấn trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

- Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân không đồng đều.

- Sự gia tăng dân số nhanh, chủ yếu là tăng cơ học đang gây áp lực rất lớn về nhu cầu sử dụng đất. Trong đó đáng kể là nhu cầu đất cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tăng cao.

- Tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư cao tác động không ít đến tình hình an ninh - trật tự - xã hội của địa phương.

- Vật giá leo thang hàng ngày đã tác động không tốt tới đời sống những người hưởng hưu như: cán bộ, công nhân viên chức, đối tượng chính sách và dân nghèo.

- Lượng công nhân khu công nghiệp đông phát sinh nhiều nhiều dịch vụ đi cùng như: nhà trọ, hàng quán gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự - xã hội.

- Một số các công trình, chương trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng triển khai chậm, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của Huyện lẫn Thị Trấn và cải thiện chất lượng đời sống dân cư. Tính đồng bộ các công trình chưa được đề cao. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa đạt yêu cầu. Hệ thống giao thông với hệ thống thoát nước, hệ thống biển báo không đồng bộ nên mưa ngập úng, đường nội thị xe trọng tải lớn chạy không kiểm soát được.

- Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch của bộ máy chính quyền các cấp còn yếu kém làm phát sinh tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư, thiếu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung của huyện, làm phát sinh những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác. Các quy hoạch dài hạn liên quan đến phát triển đô thị bền vững còn thiếu.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đối với đất đai. Các khu-cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng là tiền đề cho việc chuyển một khối lượng đất đai tương đối từ mục đích sử dụng vào nông nghiệp sang đất đô thị, có đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Từ sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất hiện có dẫn đến đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược cho vấn đề này. Nhìn chung sức ép đối với đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và Huyện Củ Chi trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất nông

Trang

26

nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững.

III.3 Thống kê các loại đất trên địa Thị Trấn Củ Chi

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007 của UBND Thị Trấn, tổng diện tích đất tự nhiên của Thị Trấn là 381,69 ha được phân thành 3 nhóm chính, bao gồm:

Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi năm 2007

Loại đất Diện tích ( ha ) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 175,74 46,04

Đất phi nông nghiệp 205,70 53,89

Đất chưa sử dụng 0,25 0,07

Tổng diện tích đất tự nhiên 381,69 100

(Nguồn: UBND Thị Trấn Củ Chi)

- Đất nông nghiệp là 175,74 ha chiếm 46,04 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp là 96,74 ha.

+ Đất lâm nghiệp là 5,22 ha, chủ yếu là rừng trồng. + Đất nuôi trồng thủy sản là 38,67 ha.

+ Đất nông nghiệp khác là 35,11 ha.

- Đất phi nông nghiệp là 205,70 ha chiếm 53,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Đất chuyên dùng là 101,15 ha, trong đó đất xây dựng là 15,31%; đất giao thông chiếm 13,15%; còn lại là đất thủy lợi, đất di tích văn hóa, đất nghĩa địa,…

+ Đất ở: chỉ có đất ở tại đô thị với diện tích là 104,55 ha.

- Đất chưa sử dụng là 0,25 ha chiếm 0,07% tổng diện tích đất tự nhiên. .

III.4 Định hướng phát triển Thị Trấn Củ Chi đến năm 2020

- Thị Trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện Củ Chi có quy mô diện tích 381,69 ha với dân số 15.912 người và 2.945 hộ. Và theo quy hoạch

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CỦ CHI, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w