Phương pháp xây dựng khẩu phần

Một phần của tài liệu thức ăn chăn nuôi (Trang 25)

Muốn xây dựng khẩu phần thông thường phải trải qua các bước sau đây:

- Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), NRC (Mỹ), ARC (Anh)… phù hợp với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với các giống gia súc, gia cầm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển…

- Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại thức ăn.

Các phương pháp thông dụng hiện nay để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm là:

+ Phương pháp hình vuông Pearson + Phương pháp lập phương trình đại số

+ Phương pháp lập khẩu phần thức ăn trên máy tính

- Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.

1.7. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp:

1.7.1. Thức ăn hỗn hợp:

- Không có vị đắng.

- Không bị mốc, có màu sắc tương tự với các nguyên liệu chính trong thực đơn.

- Hạt nhỏ mịn, đồng đều. - Độ ẩm không vượt quá 14%.

- Tỷ lệ tạp chất cơ học (đất, cát, sỏi, kim loại…) không vượt quá 1%. - Sâu mọt không quá 20 con trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp.

- Yêu cầu viên thức ăn có độ ẩm < 13% và kích thước của viên thức ăn là 2mm.

1.7.2. Giá trị dinh dưỡng:

- Công thức (thực đơn) của thức ăn hỗn hợp phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo loại giống, giai đoạn phát triển.

- Thực đơn phải qua các bước thí nghiệm nhỏ, vừa, lớn trước khi đưa vào sản xuất.

- Thức ăn hỗn hợp phải để được lâu mà không bị hỏng, bảo quản mà không thay đổi chất lượng.

- Thức ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi.

Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.1. Chọn dây chuyền công nghệ:

Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới và ở nước ta nói chung tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc tính kĩ thuật khác nhau.

2.1.1. Đặc điểm công nghệ:

- Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu.

- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm: ♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô.

♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn. ♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn.

♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên.

♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm.

- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm.

Nguyên liệu thô

Thùng tiếp liệu

Đĩa nam châm

Sàng tạp chất

Thùng chứa

Đĩa nam châm

Máy nghiền búa

Thùng tiếp nhận Thành phần vi lượng Máy trộn Thùng chứa Cân định lượng Thùng chứa Sàng tạp chất Đĩa nam châm Thùng tiếp liệu Nguyên liệu mịn

Vựa chứa sản phẩm bột Thùng chứa Ép viên Thành phẩm Cân và đóng bao Sàng viên Làm nguội và bẻ vụn

2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm: - Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành.

- Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác.

- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường.

2.2.1: Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu:

2.2.1.1.Mục đích:

- Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất.

- Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy. Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo.

2.2.1.2. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô: a/ Tiếp nhận nguyên liệu:

Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gàu cho phù hợp.

b/ Xử lí nguyên liệu:

• Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch.

• Nghiền nguyên liệu:

♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần.

♦Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ.

♦ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu.

Quá trình nghiền đóng

vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.

2.2.1.3. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô. Mỗi nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau.

b/ Làm sạch: Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự như làm sạch nguyên liệu thô.

2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn:

- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đồi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.

- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng.

Hình 2.1:Máy nghiền búa kiểu giọt nước (6)

Hình 2.2. Máy đảo trộn nằm ngang

- Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăngn sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng.

Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.

- Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa.

2.2.3. Dây chuyền tạo viên:

2.2.3.1. Mục đích:

- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng.

- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển.

- Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn…

2.2.3.2: Nguyên lí:

Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung một lượng hơi nước cần thiết tạo cho sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông thường độ ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 – 800C, sau đó hạt đưa xuống làm lạnh và khô bằng

không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ giảm từ 18% xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước phù hợp nhờ máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích thước quá nhỏ đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy bẻ vụn viên, những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản phẩm.

2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm: Sản phẩm của nhà máy có 2 dạng: + Dạng bột. + Dạng viên.

Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 – 50 kg nhờ cân và đóng bao tự động. Hình 2.5. Cân và đóng bao Hình 5.6. Viên thành phẩm

Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT

3.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy:

- Nhà máy làm việc một ngày 2 ca, 1 ca 8 tiếng, nghỉ ngày chủ nhât. - Các ngày nghỉ trong năm:

+ Tết dươgn lịch nghỉ 1 ngày: 1/1. + Tết âm lịch nghỉ 4 ngày.

+ Tết giỗ tổ mùng 10/3 nghỉ 1 ngày.

+ Ngày giải phóng miền Nam 30/4 nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc khánh 2/9 nghỉ 1 ngày.

Tháng 11 do mùa mưa, thời tiết xấu, nguyên liệu ít, nhu cầu ít, nghỉ để sửa chữa và vệ sinh máy móc.

Bảng 3.1: Biểu đồ sản xuất của nhà máy:

tháng số ngày làm việc số ca làm việc

1 26 52 2 21 41 3 27 54 4 24 48 5 26 52 6 26 52 7 27 54 8 27 54 9 25 50 10 27 54 11 nghỉ nghỉ 12 26 52 Tổng 282 564

3.2. Các số liệu ban đầu:

3.2.1. Năng suất của nhà máy:

Tổng sản phẩm: 25000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó: + Sản phẩm dạng bột: 12500 tấn sản phẩm/ năm. + Sản phẩm dạng viên: 12500 tấn sản phẩm/ năm.

Tuỳ thuộc vào từng thời vụ, mức độ sẵn có, giá cả các loại nguyên liệu trên thị trường mà nhà máy cần cân đối giữa nguyên tắc khoa học và nguyên tắc kinh tế để xây dựng công thức phối trộn tối ưu nhất ở từng thời điểm để đảm bảo sản phẩm có giá thành hợp lý có thể cạnh tranh trên thị trường.

3.2.2.1. Phối hợp khẩu phần thức ăn cho gà:

Bảng 3.2: Tiêu chuẩn ăn cho gà (TCVN 2265 – 1994)

Vật nuôi Nhu cầu

Gà mái to Gà đẻ trứng thương phẩm 9 – 20 tuần 0 – 42 tuần 42 – 62 tuần

Năng lượng trao đổi, kcal 2900 3050 3100

Hàm lượng protein thô, % 17 17 15

Bảng 3.3: Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu phối hợp khẩu phần cho gà

STT Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protein ( %) Giá tiền (đ)

1 Ngô vàng 3320 8,3 1800

2 Sắn bóc vỏ 3290 3,6 1500

3 Khoai lang vỏ đỏ 2910 2,5 2500

4 Khô dầu đậu nành 2850 42,5 3700

5 Cám gạo 2380 12,9 1200

6 Bột cá 2930 53,6 7300

7 Bột sò 0 0 500

8 Rỉ đường 1920 0 600

9 Muối 0 0 500

10 Premix khoáng - vitamin 0 0 30000

a/ Xác định khẩu phần thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần: ( công thức 1) * Yêu cầu:

- Năng lượng trao đổi ME ( kcal/kg) : 2900 - Hàm lượng protêin thô (%) : 17 * Tiến hành tính toán:

Thành lập công thức bằng phần mềm Feedsoft:

- Các thành phần thay đổi: % ngô vàng, % sắn, % khoai lang vỏ đỏ, % cám gạo, % khô dầu đậu nành.

- Các thành phần không thay đổi: % bột cá, % bột sò, % rỉ đường, muối, premix khoáng.

Tính cho 1 kg thức ăn:

Bảng 3.4: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 1:

Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 586,5 1,466 318 17,67 Sắn bóc vỏ 987 1,080 450 30 Khoai lang vỏ đỏ 153,6 0,132 131,9 5,28 Khô dầu 543,1 8,099 705,1 19,05 Tổng 72 Dạng mịn Cám gạo 357 1,935 180 15 Bột cá 243,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 24.5 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 2900 17 2691 100

b/ Xác định khẩu phần thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm: Tương tự cách tính khẩu phần thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần.

Bảng 3.5:Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 2: Chỉ tiêu

Nguyên liệu (kcal/kg)ME Protêin thô(%) Giá thành(VNĐ) % phối trộn

Dạng thô Ngô vàng 1162 2,905 630 35 Sắn bóc vỏ 1021,5 1,117 465,75 31,05 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 576,4 8,596 748,14 20,22 Tổng 86,27 Dạng mịn Cám gạo 17,3 0,094 8,76 0,73 Bột cá 234,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 10,23 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3050 17 2758.65 100

Bảng 3.6: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 3:

Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 2158 5,395 1170 65 Sắn bóc vỏ 330,5 0,362 150,6 10,04 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 328,6 4,9 726,61 11,53 Tổng 86,57 Dạng mịn Cám gạo 10,1 0,055 5,16 0,43 Bột cá 234,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 9,93 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3100 15 2658,37 100

3.2.2.2. Phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn:

Bảng 3.7: Tiêu chuẩn ăn cho lợn ( TCVN 2265 – 1994 )

Vật nuôi Lợn con nội Lợn vỗ béo lai Lợn tiết sữa 10 – 20 kg 50 – 90 kg Lợn nái

Năng lượng trao đổi ( kcal) 3000 2900 3000

Hàm lượng protêin thô ( %) 15 12 16

Bảng 3.8: Bảng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu phối hợp khẩu phần cho lợn

STT Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin ( %) Giá tiền (VNĐ)

1 Ngô vàng 3290 8,3 1800

2 Sắn bóc vỏ 2947 3,6 1500

3 Khoai lang vỏ đỏ 2643 2,5 2500

4 Khô dầu đậu nành 3259 42,5 3700

5 Cám gạo 2742 12,9 1200 6 Bột cá 3059 53,6 7300 7 Bột sò 0 0 500 8 Rỉ đường 1920 0 600 9 Muối 0 0 500 10 Premix 0 0 30000

a/Xác định khẩu phần ăn cho lợn con nội ( 10 – 20 kg) * Yêu cầu:

- Năng lượng trao đổi ME ( kcal/kg): 3000 - Tỉ lệ protêin thô ( % ) : 15 * Tính toán:

Thành lập công thức bằng phần mềm Feedsoft.

- Các thành phần thay đổi: % ngô vàng, % sắn bóc vỏ. % khoai lang vỏ đỏ, % khô dấu đậu nành, % cám gạo.

- Các thành phần không thay đổi: % bột cá, % bột sò, % rỉ đường, % muối, % premix.

Tính cho 1 kg thức ăn.

Bảng 3.9: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho lợn con nội

Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 1596.1 4.027 873.18 48.51 Sắn bóc vỏ 248.2 0.347 144.75 9.65

Một phần của tài liệu thức ăn chăn nuôi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w