Ốn luân chuyển phản ánh tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn ốn luân chuyển càng lớn phả n

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa (Trang 57 - 61)

ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn đến hạn trả. Ta có:

Bảng 2.22: Phân tích vốn luân chuyển

ĐVT : đồng Tỷ trọng % Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 77.29 69.59 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 52.90 50.07 (10,594,025,390) -13.11% Vốn luân chuyển 37,244,433,260 27,366,574,647 24.39 19.52 (9,877,858,613) -26.52% Nguồn: Phòng kế toán [1] Vốn luân chuyển năm 2007 của doanh nghiệp là 37,244,433,260 đồng, chiếm tỷ

24.39% trên tổng tài sản. Năm 2008 là 27,366,574,647 đồng, chiếm 19.52% trên tổng tài sản. Như vậy, vốn luân chuyển năm 2008 giảm so 26.52% với năm 2007. Điều này làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài giảm, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn tăng. Nhưng để đánh giá chính xác và đầy

58 * Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Bảng 2.23: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành

ĐVT : đồng

Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương

đối Tài sản ngắn hạn 118,024,843,695 97,552,959,692 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.46 1.39 (0.07) Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành giảm từ 1.46 lần

đầu năm xuống còn 1.39 lần năm 2008, tức giảm 0.07 lần, hay nói cách khác là mức

độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn cuối năm 2008 giảm hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện hành cuối năm 2008 vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này biểu thị sự

cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản ngắn hạn trong các kỳ kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao và những khoản mục có tính thanh khoản kém, nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiếp tục phân tích các hệ số sau:

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất.

Bảng 2.24: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh

ĐVT : đồng

Chênh lệch

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối

Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Các khoản phải thu 81,734,721,286 74,531,100,773 (20,471,884,003) -17.35% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1.01 1.06 0.69 Nguồn: Phòng kế toán [1]

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2008 tăng 0.69 lần (1.06 -1.01) so với năm 2007. Cụ thể, năm 2007 hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 1.01 lần, có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo thanh toán bới 1.01 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2008, hệ số thanh toán nhanh là 1.06 lần, tức một

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán 1.06 đồng tài sản ngắn hạn. Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng.

* Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền :

Bảng 2.25: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

ĐVT : đồng

Chênh lệch

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương

đối Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn 17,980,502,660 11,997,006,210 (5,983,496,450) -33.28% Nợ ngắn hạn 80,780,410,435 70,186,385,045 (10,594,025,390) -13.11% Hệ số thanh toán bằng tiền (lần) 0.22 0.17 (0.05) Nguồn: Phòng kế toán[1] Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2008 hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là 0.17 lần, giảm 0.05 lần so với năm 2007. Nghĩa là cứ 100 đồng nợ

ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 0.17 đồng vốn bằng tiền (giảm 0.05 đồng so với đầu năm).

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền giảm, thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh ngiệp giảm. Nguyên nhân vốn bằng tiền giảm là do năm 2008, doanh nghiệp chi tiền cho việc mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị và cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

ªTóm li: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2008 đang có xu hướng giảm. Vì vậy, trong năm tới doanh nghiệp cần phấn đấu để cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn.

60 * Hệ số vòng quay hàng tồn kho:

Bảng 2.26: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho

ĐVT : đồng

Chênh lệch

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương

đối Giá vốn hàng bán 249,342,624,977 351,145,486,864 101,802,861,887 40.83% Trị giá hàng TKĐK 28,245,497,104 36,058,966,720 7,813,469,616 27.66% Trị giá hàng TKCK 36,058,966,720 22,862,253,919 (13,196,712,801) -36.60% Trị giá hàng TKBQ 32,152,231,912 29,460,610,320 (2,691,621,593) -8.37% Số vòng quay hàng tồn kho 8 12 4 53.70% Thời gian tồn kho (ngày) 46 30 (16) -34.94% Nguồn: Phòng kế toán [1] Qua bảng phân tích 2.26, ta thấy số vòng quay vốn lưu chuyển hàng tồn kho cuối năm 2008 là 12 vòng, mỗi vòng là 30 ngày. So với năm 2007 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm 4 vòng, mỗi vòng giảm 16 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 40.83% so với năm 2007, trong khi trị giá hàng tồn kho bình quân giảm 8.37%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

đang tiến triển tốt. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần tính toán nguyên vật liệu dự

trữ hợp lý để không bị thiếu hụt trong quá trình sản xuất. * Hệ số vòng quay khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh.

Bảng 2.27: Bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu

ĐVT : đồng

Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008

Tuyệt đối Tương đối

Doanh thu thuần 282,108,631,508 402,122,370,983 120,013,739,475 42.54%

Khoản phải thu đầu kỳ 55,199,290,155 63,754,218,626 8,554,928,471 15.50%

Khoản phải thu cuối kỳ 63,754,218,626 62,534,094,563 (1,220,124,063) -1.91%

Khoản phải thu bình quân 59,476,754,391 63,144,156,595 3,667,402,204 6.17%

Số vòng quay khoản phải thu 5 6 2 34.26%

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 57 (19) -25.52%

Nguồn: Phòng kế toán [1] Năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu là 5 vòng, mỗi vòng là 76 ngày. năm 2008 thì số vòng quay các khoản phải thu là 6 vòng, mỗi vòng 57 ngày. So với năm

2007 thì tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng thêm 2 vòng, mỗi vòng giảm 19 ngày. Như vậy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2008 có xu hướng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý nợ phải thu tốt hơn năm 2007.

Qua quá trình phân tích trên, ta rút ra bảng tổng hợp phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.28:

Bảng tổng hợp so sánh khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2007 & 2008

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

1 Vốn luân chuyển 37,244,433,260 27,366,574,647

2 Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.46 1.39

3 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1.01 1.06

4 Hệ số thanh toán bằng tiền(lần) 0.22 0.17

5 Số vòng quay hàng tồn kho 8 12

6 Thời gian tồn kho (ngày) 46 30

7 Số vòng quay khoản phải thu 5 6

8 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 57

Nguồn: Phòng kế toán [1] Trong bảng 2.28, bốn chỉ tiêu đầu (1,2,3,4) phản ánh khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp. Bốn chỉ tiêu còn lại (5,6,7,8), phản ánh khả năng chuyển

đổi thành tiền của khoản phải thu và hàng tồn kho.

Qua bảng so sánh trên ta thấy, trong bốn chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ có chỉ tiêu thứ 3 là tăng so với năm 2007, còn các chỉ

tiêu (1,2,4) đều giảm. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm, mà chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền giảm.

Năm 2008, chỉ tiêu 5,7 của doanh nghiệp tăng so với năm 2007, còn chỉ tiêu 6,8 giảm so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy năm 2008 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, công nợ phải thu cũng được quản lý tốt hơn.

2.2.6.2, Phân tích khả năng thanh toán dài hạn:

* Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)