IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
b. Thí nghiệm trên ếch có trọng lượng ban đầu 5g với các cỡ ếch khác
4.2.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng
Kết quả theo dõi sự phát triển của ếch ở các nghiệm thức được trình bày qua Bảng 4.9 và Đồ thị 4.10.
Bảng 4.9 Trọng lượng trung bình (g) của ếch qua các lần kiểm tra (TB ± sai số chuẩn) Thời gian nuôi (ngày) Nghiệm thức NTC40 NTC30 NTK40 NTK30 1 15 30 45 60 75 1,97a ± 0,08 10,53a ± 0,73 29,37a ± 0,73 72,42ab ± 3,65 130,02ab ± 2,55 187,39ab ± 5,70 1,97a ± 0,08 9,75a ± 0,37 29,68a ± 0,58 78,93b ± 1,38 139,97b ± 5,84 207,27b ± 12,87 1,97a ± 0,08 11,11a ± 0,20 29,51a ± 0,86 64,01a ± 3,81 115,27a ± 8,25 168,12a ± 11,54 1,97a± 0,08 10,65a ± 0,30 29,72a ± 0,43 68,82a ± 1,56 130,44ab ± 4,87 182,18ab ± 8,21 Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng có các kí tự giống nhau là sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
0 50 100 150 200 250 1 15 30 45 60 75
Thời gian (ngày)
Tr ọn g lư ợn g (g ) NTC40 NTC30 NTK40 NTK30
Đồ thị 4.10 Tăng trọng của ếch ở các nghiệm thức theo thời gian
Đồ thị 4.11 Tăng trọng (g) của ếch qua 75 ngày thí nghiệm
Theo kết quả phân tích thống kê thì sự khác biệt về trọng lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Qua Bảng 4.9 và Đồ thị 4.10 chúng tôi nhận thấy ở 30 ngày đầu tiên sự tăng trọng giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Trong lần kiểm tra tiếp theo (45 ngày) ếch ở nghiệm thức NTC30 có trọng lượng trung bình cao nhất (78,93 g) và NTK40 đạt trọng lượng trung bình thấp nhất (64,01 g). Trong đợt này sự khác biệt về trọng lượng trung bình giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), điển hình là giữa nghiệm thức NTC30 và NTK40; NTC30 và NTK30.
Ở 60 ngày nuôi thì trọng lượng trung bình của ếch trong nghiệm thức NTC30 vẫn cao nhất (139,97 g), và NTK40 đạt trọng lượng trung bình thấp nhất (115,27 g). Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, khi xét đến LSD thì có sự khác biệt giữa NTC30 và NTK40.
Sau 75 ngày nuôi, ếch ở nghiệm thức NTC30 vẫn đạt trọng lượng trung bình cao nhất (207,27 g), kế đến là NTC40 (187,39 g), tiếp theo là NTK30 (182,18 g) và thấp nhất là NTK40 (168,12 g).
Như vậy, trong suốt quá trình thí nghiệm thì NTC30 đạt được trọng lượng trung bình cao nhất và nghiệm thức thấp nhất là NTK40. Sở dĩ có được kết quả trên là do:
- Qua Bảng 4.9 và Đồ thị 4.10 trong khoảng 30 ngày nuôi đầu tiên sự tăng trọng của ếch ở các nghiệm thức không có sự khác nhau, chúng vẫn tăng trưởng bình thường giữa các mật độ cũng như việc bố trí xốp. Điều này có thể giải thích là do thời gian nuôi còn ngắn, có thể chúng chưa thích nghi với điều kiện nuôi nên khó so sánh được.
- Sau 45 ngày nuôi, trọng lượng của ếch bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức, đặc biệt là sự tăng trưởng của ếch ở nghiệm thức xốp có lỗ tốt hơn không lỗ, có thể đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh của ếch; vì theo Lê Thanh Hùng (2005), ếch nuôi từ 30 đến 60 ngày trọng lượng tăng từ 30 – 50 g, đến 100 – 120 g và chúng đã thích nghi với điều kiện sống. Điều này đã giải thích sự khác nhau giữa nghiệm thức NTC30 và NTK40; NTC30 và NTK30.
- Từ 45 đến 75 ngày nuôi, nếu xét về kết quả thống kê thì chúng không có sự khác biệt; tuy nhiên xét về mặt giá trị mà chúng tôi thu được thì có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, đặc biệt là sự tương tác giữa các mật độ nuôi. Trong khoảng thời gian này, ếch ở các nghiệm thức đều có sự phân đàn lớn, ngoài ra ếch còn có tập tính ăn thịt lẫn nhau khi có sự chênh lệch trọng lượng. Chính vì điều đó mà khi nuôi ở mật độ cao, điều kiện không được thích hợp nhiều thì các cá thể nhỏ hơn khó có thể cạnh tranh được thức ăn. Ở đây chúng tôi muốn nói lên là càng về sau thì ngoài việc tăng
trưởng bởi điều kiện nuôi còn ảnh hưởng bởi mật độ nuôi như kết quả chúng tôi thu được thì sự tăng trưởng của ếch ở giai 30 con tốt hơn so với giai 40 con (Đồ thị 4.10 và 4.11).
Như vậy, ếch Thái Lan sử dụng thức ăn viên tốt, chúng có khả năng tăng trưởng rất nhanh, khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể càng nhiều và điều kiện sống thích hợp hơn thì tốc độ tăng trưởng cũng tăng càng nhanh. Theo chúng tôi nhận thấy ở các nghiệm thức xốp có lỗ ếch có khả năng phân tán đều trên xốp, ít xảy ra hiện tượng con lớn vồ con bé và có thể lấy thức ăn nhiều hơn. Do khi ếch di chuyển thì thức ăn có thể chuyển động qua lại trong các lỗ vì vậy làm cho khả năng bắt mồi của ếch hiệu quả hơn, điều này có thể nói lên được sự khác nhau giữa xốp có lỗ và không lỗ cũng như giữa mật độ dày và thưa.
Qua 75 ngày thí nghiệm, trọng lượng trung bình của ếch đạt 186,2 g, kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Anonth và Daorerk (1996). Theo tác giả này thì từ ếch giống đến ếch thương phẩm khi sử dụng thức ăn viên có hàm lượng đạm từ 25 – 40% trong khoảng thời gian 3 đến 4 tháng thì ếch đạt trọng lượng 300 – 400 g/con và theo Lê Thanh Hùng (2005), sau 120 ngày nuôi ếch đạt trọng lượng là 200 – 250 g.
Tuy nhiên, theo kết quả của Nguyễn Thị Ngọc Phương (2003), ếch sau khi nuôi 60 ngày trong bể xi-măng đạt trọng lượng trung bình 167,5 g. Từ hai kết quả đó, chúng tôi cho rằng là ếch nuôi trong bể xi-măng tốt hơn, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Điều này có thể giải thích là do nuôi trong giai đặt trong ao đất điều kiện môi trường không được tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của ếch (nhiệt độ thường xuyên thay đổi, môi trường nước khó khống chế và khó kiểm soát được lượng thức ăn) do vậy tốc độ tăng trưởng chúng chậm hơn.
Như vậy, qua kết quả thí nghiệm chúng tôi có thể kết luận rằng ếch Thái Lan được nuôi trong giai đặt trong ao đất trong điều kiện giá thể có lỗ tốt hơn giá thể không lỗ và mật độ 30 con/m2 có tốc độ tăng trưởng cao hơn mật độ 40 con/m2.