b. Hoạt động ngày đêm
2.4.2.2 Về thị trường xuất nhập khẩu
Các nước Châu Âu, Châu Mỹ đã và đang nhập một số lượng lớn thịt ếch, chủ yếu là đùi ếch đông lạnh. Vào năm 2000, Pháp đã nhập khoảng 7500 tấn đùi ếch đông lạnh, 1000 tấn ếch sống và hàng năm tăng dần đến mức hơn 15% tổng số.
Mỗi năm, Ai Cập xuất khẩu đến hơn 300 tấn thịt ếch. Ai Cập nhờ có khí hậu thuận lợi với việc nuôi ếch nên có khả năng cung cấp mặt hàng này quanh năm cho thị trường tiêu thụ thế giới. Kế đến là Ấn Độ mỗi năm cũng xuất khẩu được gần 4000 tấn đùi ếch. Brazil hàng năm cũng xuất khẩu được 500 tấn thịt ếch. Nhật Bản cũng xuất khẩu được 600 tấn thịt ếch đóng hộp hàng năm.
Ngoài ra còn có các nước như Cuba, Nam Tư, Hungary, Ba Lan,… những nước đã và đang không ngừng phát triển thêm nhiều trại nuôi ếch công nghiệp với qui mô lớn và đã có nhiều thị trường tiêu thụ ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
Ngoài việc nhập ếch thương phẩm và đùi ếch đông lạnh Châu Âu còn nhập thêm 10 tấn ếch còn sống nhằm cung cấp cho các phòng thí nghiệm để nghiên cứu về phôi học, nội tiết học, hormon sinh dục. Lợi ích của việc nuôi ếch không chỉ có từ việc bán ếch con làm giống, bán ếch thịt mà còn có cả da ếch, phụ phế phẩm có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón. Riêng da ếch còn làm ví, găng tay, giày dép và nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao.
Tóm lại, ếch là loài động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế cao và hiện có thị trường tiêu thụ rộng cả trong và ngoài nước. Hiện nay thịt ếch cũng được coi là thứ đặc sản quí hiếm, do có tỷ lệ đạm cao và có hương vị thơm ngon. Trong tương lai, nếu được nuôi rộng rãi thịt ếch sẽ trở thành một loại thực phẩm cần thiết cho con người và là thứ thịt thông dụng nhất thế giới (Việt Chương, 2004).