Đánh giá hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 53 - 57)

- Đây là cây trồng được trồng từ lâu trên địa bàn nên người dân có kinh

4.3.11.Đánh giá hiệu quả môi trường

Bên cạnh hiệu quả kinh tế và xã hội việc sử dụng đất phải chú ý đến vấn đề môi trường. Việc xem xét tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất đai là việc làm quan trọng, thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ đầu tư, sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hay chưa và góp phần hạn chế những hậu quả tiêu cực đối với đất đai và môi trường mà loại hình sử dụng đất đó mang lại.

* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: sẽ ít bền vững về môi trường. Cây lúa hấp thu dinh dưỡng trong đất ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau là khác nhau, quá trình hấp thu dinh dưỡng mạnh hay yếu phụ thuộc vào bộ rễ và bộ rễ hút dinh dưỡng ở một độ sâu nhất định nên nếu trồng liên tục các chất dinh dưỡng mà lúa lấy ở những tầng đất đó giảm dần, lúa yêu cầu hàm lượng cũng như các chất dinh dưỡng khác so với các cây khác thì việc trồng lúa liên tục sẽ giảm các chất dinh dưỡng lúa ưa thích nếu chúng ta không có các biện pháp đầu tư trở lại, để cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất một cách hợp lý. Đặc điểm chung của loại hình sử dụng đất trồng lúa là đất ngập nước, quá trình ngập nước thường xuyên một số tính chất vật lý của đất như chế độ khí, kết cấu đất có thể xấu đi, tăng cường một số chất độc như CH4, H2S, có ảnh hưởng đến hoạt động của kí sinh vật đất và của cây trồng cũng như khả năng hòa tan của một số dinh dưỡng khoáng trong đất. Mỗi loại sâu bệnh dựa vào một số cây trồng chủ yếu, mỗi loại cỏ dại phát triển ở những chân đất nhất định vì vậy nếu độc canh lúa tạo điều kiện cho sâu bệnh, cỏ dại lây lan và phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất,chất lượng cây trồng sẽ giảm. Có thể thấy rằng việc duy trì sản xuất lúa ở xã Sen Thủy là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập, phát huy tiềm năng và sức sản xuất của đất. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững thì việc làm cần thiết là phải có sự đầu tư cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng quy trình, đẩy mạnh sử dụng IPM trong sản xuất lúa. [1]

* Loại hình sử dụng đất trồng lạc: có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng rộng đối với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng,… Là loại cây thuộc họ đậu cho nên có khả năng cố định đạm và bổ sung một lượng đạm cần thiết cho đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cây lạc là một trong những loại cây trên địa bàn được sử dụng để trồng xen với cây sắn, ngô…Hiện nay ở xã, lạc được sản xuất dưới các hình thức xen canh và luân canh. Cả hai hình thức này đều phát huy được tác dụng cải thiện độ phì đất cũng như khả năng hạn chế bệnh hại ở cây trồng này của cây lạc. Thực tế sản xuất lạc cho thấy: tỷ lệ bệnh héo rũ lạc ở các hình thức luân canh hoặc xen canh lạc với cây trồng khác thường thấp hơn rất nhiều so với công thức trồng lạc thuần. Độ phì

đất cũng như độ xốp và kết cấu đất cũng được cải thiện đáng kể ở các công thức luân canh hoặc xen canh lạc với các cây trồng cạn khác như ngô, sắn so với hình thức trồng thuần các loại cây trồng này.

* Loại hình sử dụng đất trồng sắn: Sắn là loại cây trồng có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, nhất là K, sau đó là N, Ca và tiếp đến là P. Trong quá trình và phát tri n s n l y i t ể ắ ấ đ ừđấ ất r t nhi u dinh dề ưỡng, đượ ể ệ ở ảc th hi n b ng sau:

Bảng 15: Khối lượng chất dinh dưỡng sắn lấy ở đất ra trong mỗi vụ

Chất dinh dưỡng Năng suất 200 tạ củ/ha Năng suất 500 tạ củ/ha

N 14 85

P2O5 20 62

K2O 56 280

CaO 20 75

Nguồn: [5]

Như vậy có thể thấy rằng, sắn là loại cây trồng tiêu thụ chất dinh dưỡng rất mạnh nên trồng sắn với phương thức trồng thuần nếu không được đầu tư cân đối các loại phân bón (cân đối hữu cơ: vô cơ, cân đối N : P : K) thì đây là loại hình sử dụng đất không bền vững về mặt môi trường.

Ở xã Sen Thủy hiện nay, cây sắn là một trong những cây trồng ngắn ngày của địa phương. Hình thức canh tác cây sắn của người dân ở đây theo chúng tôi khá khoa học, khi sắn được trồng xen với các cây họ đậu, nhất là lạc. Hình thức này cho phép vừa giảm chi phí đầu tư vào đất cho sắn, vừa chống thoái hóa đất, vừa tận dụng tiềm năng của đất để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Trong thời gian tới theo chúng tôi, người dân địa phương cần tiếp tục đầu tư các giống sắn tốt có năng suất cao, đầu tư phân bón và các loại vật tư phục vụ sản xuất một cách khoa học và hợp lý, ổn định hình thức canh tác phù hợp như luân canh, xen canh với cây họ đậu như hiện nay để vừa nâng cao thu nhập, vừa đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững. Không nên phát triển phương thức trồng sắn thuần vì sẽ làm giảm nhanh chống độ phì đất vốn đã không cao trên địa bàn của xã.

* Loại hình sử dụng đất trồng khoai lang, đậu các loại, ngô, rau các loại. Khi trồng các loại cây này người dân thường chọn hình thức luân canh,

khi luân canh các loại cây trồng thích hợp, tuần tự luân phiên ăn khớp giữa cây trồng trước với cây trồng sau tạo nên mối quan hệ hữu cơ, phát huy hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất các loại cây trồng,làm cho đất đai ngày càng tốt, góp phần cản trở sự lây lan và phát triển của cỏ dại, nên hiệu quả về mặt môi trường là khá đảm bảo. Trong thời gian tới, địa phương nên đẩy mạnh việc trồng các loại ngô lai có giá trị, tăng diện tích trồng các loại đậu đỗ dưới các hình thức xen canh và luân canh với các loại cây trồng có giá trị để cải tạo đất, giảm chi phí đầu tư và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong quá trình chăm bón chú ý bón phân theo quy trình và hướng dẫn, sử dụng phân hữu cơ thì phải xử lý thật tốt trước khi bón cho cây, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thì phải tuân theo quy trình và hướng dẫn sử dụng một cách nghiêm túc và khoa học để không gây hậu quả xấu đối với môi trường.

* Nhìn chung: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Sen Thủy có tính bền vững về môi trường đạt khá. Nhờ các hình thức canh tác hợp lý và biện pháp chăm sóc khá khoa học nên môi trường đất đai được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, đối với loại hình chuyên lúa 2 vụ, theo chúng tôi rất cần có sự đầu tư đúng mức về lượng chất dinh dưỡng để trả lại cho đất. Sau khi thu hoạch vụ thứ 2 cần xác định loại cây trồng phù hợp để trồng nhằm tận dụng tiềm năng của đất, vừa để cải tạo đất.

Đối với loại hình sử dụng đất trồng sắn: đẩy mạnh xen canh sắn với cây họ đậu và đầu tư phân bón thích hợp.

Đối với loại hình sử dụng đất trồng lạc nên nhân rộng để nâng cao chất lượng đất sản xuất. Trong quá trình chăm sóc, cần tuân theo các quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, phân bón để đảm bảo tính bền vững cho các loại hình sử dụng đất về mặt môi trường nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 53 - 57)