Giá bán một số loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 37 - 38)

Biểu đồ 3: Giá bán của một số nông sản năm 2008

* Giá lúa: Nhìn vào biểu đồ 3 có thể thấy mức chênh lệch của giá bán lúa của xã so với giá bán của tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy là không

Giá bán (Ngàn đồng/kg)

cao. Hiện nay, ở trên địa bàn xã giá bán lúa khoảng 4,0 ngàn đồng/kg, trong khi bình quân giá bán của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình lần lượt là 6,0 ngàn đồng/kg và 5,0 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân là do:

- Chất lượng của lúa sản xuất trên địa bàn xã không cao, do ở giai đoạn thu hoạch hay bị ngập úng.

- Thiếu các loại giống chất lượng cao.

- Xã ở xa trung tâm buôn bán, không có cơ sở thu mua, phải bán qua trung gian.

* Giá lạc: Nhìn chung, giá bán lạc của xã so với tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy là thấp hơn. Mức giá bán của xã là 9,0 ngàn đồng/kg so với giá bán bình quân của tỉnh, huyện lần lượt là 9,5 ngàn đồng/kg và 10,0 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân là do:

- Do lạc được trồng trên đất chua, người dân không chú trọng bón vôi nên tỷ lệ nhân trên quả thấp nên chất lượng sản phẩm kém nên giá bán thấp.

- Vào thời điểm thu hoạch nhiều khi có mưa, lạc được trồng trên đất cát, đất bí và ngập, làm cho vỏ quả bị đen dẫn đến mẫu mã kém.

* Giá sắn: Giá bán sắn của xã Sen Thủy thấp hơn giá của huyện Lệ

Thủy và tỉnh Quảng Bình. Giá bán của xã Sen Thủy là 0,5 ngàn đồng/kg, so với 0,7 ngàn đồng/kg của huyện Lệ Thủy và 1,0 ngàn đồng/kg của tỉnh Quảng Bình. Nguyên nhân là: do vào thời điểm thu hoạch, đất bị ngập, củ có hiện tượng thối, sẫm màu, hàm lượng tinh bột giảm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w