Kết quả thử nghiệm thu hồi Cu kim loạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý, thu hồi Cu từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 55 - 57)

Sau khi chạy thiết bị thử nghiệm chúng tôi thu được dung dịch CuSO4 và dung dịch CuSO4 được kết tinh như hình 27 và 28.

Hình 27: Dung dịch đồng thu hồi Hình 28: Tinh thể CuSO4

Dung dịch CuSO4 thu được từ thiết bị tiếp tục được tách Cu kim loại bằng cách dùng phoi sắt. Chúng tôi sử dụng Fe làm tác nhân khử, đẩy Cu ra dưới dạng kim loại tinh khiết. Sau một thời gian tiến hành tinh chế chúng tôi thu được 10,17g Cu. Kim loại Cu đã được tinh chế được chụp trong hình 29.

Hình 29: Đồng thu hồi

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả chính như sau: 1) Đã tìm hiểu, phân loại tuyển tách các thành phần trong bản mạch cũ hỏng thải bỏ. Và phân tích thành phần kim loại chứa trong bản mạch điện tử thải bỏ. Các kết quả cho thấy bản mạch có nhiều kim loại, trong đó Cu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong toàn bộ các kim loại. Sau khi tuyển tách hàm lượng Cu có thể được làm giàu lên.

2) Đã khảo sát được ảnh hưởng của nhựa tới hiệu quả thu hồi Cu, khi nhiệt độ nhiệt phân càng cao thì khả năng tách Cu kim loại ra càng nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình đốt, nhựa có thể bị thiêu hủy phát sinh vấn đề ô nhiễm không khí nếu không được kiểm soát. Vì vậy phương pháp nhiệt phân chỉ nên áp dụng trong điều kiện lò đốt được kiểm tra và xử lý khí thoát ra.

3) Đã khảo sát khả năng thu hồi Cu bằng các tác nhân H2SO4, HCl, HNO3, Fe2(SO4)3 và thấy rằng HNO3, Fe2(SO4)3 cho hiệu quả thu hồi Cu tốt hơn. Các kết quả khảo sát quá trính hóa tách đồng với dung dịch Fe2(SO4)3 cho thấy quy trình phù hợp là: Nồng độ Fe3+ thích hợp là 0,5M, thời gian tiến hành phản ứng tối ưu là 8h, nhiệt độ tối ưu cho phản ứng là 400C.

4) Đã chạy thử nghiệm hệ thống thu hồi đồng sử dụng ôxi không khí. Các kết quả cho thấy bột bản mạch (0,5<d<1mm) sau khi được hoạt hoá thì thời gian phản ứng rút ngắn và hiệu suất thu hồi Cu đạt 86%.

Trên đây là một số kết quả ban đầu của quá trình thu hồi Cu. trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục khảo sát kỹ hơn ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng, ảnh hưởng của quá trình hoàn lưu Fe3+, tối ưu hoá hệ thống nhằm đạt hiệu suất cao và có khả năng ứng dụng trong thực tế. Đồng thời nghiên cứu tái sinh nhựa và thu hồi Pb, Sn còn trong bã rắn sau khi chạy thiết bị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý, thu hồi Cu từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w