Thử nghiệm thiết bị thu hồi đồng từ bản mạch điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý, thu hồi Cu từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 51 - 55)

3.5.1 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả thu hồi Cu trong thiết bị thử nghiệm

Sau khi khảo sát các yếu tố, chúng tôi tiến hành lắp ráp thiết bị chạy thử nghiệm để thu hồi Cu bằng Fe2(SO4)3 như sau:

Cân 50g mẫu bản mạch cỡ 0,5 - 1mm cho vào thiết bị có sẵn dung dịch Fe2(SO4)3, tiến hành chạy thiết bị, có bổ xung thêm axit H2SO4 trong quá trình

chạy thiết bị để bổ xung lượng axit bị mất. Sau mỗi khoảng thời gian tiến hành lấy 10ml dung dịch đem chuẩn độ Cu đến khi nào đạt cân bằng thì ngắt thiết bị lấy dung dịch Cu thu hồi ra. Kết quả được trình bày ở bảng 16 và hình 24.

Bảng 16: Kết quả khảo sát thời gian chạy thiết bị sục khí

Thời gian 1 3 5 7 10 24 30 48 60

%Cu

18.6

7 26.67 41.33 50 54 68.67 79.33 85.33 86.67

Hình 24: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian tới hiệu quả thu hồi Cu

Số kiệu thực nghiệm cho thấy rằng: Thiết bị thử nghiệm chạy sau 3 ngày hiệu quả thu hồi gần 86%.

Để tăng khả năng khuấy trộn chúng tôi tiến hành hồi lưu dung dịch. Thí nghiệm được tiến hành như sau:

Cân 50g mẫu bản mạch cỡ 0,5 - 1mm cho vào thiết bị có sẵn dung dịch Fe2(SO4)3, tiến hành chạy hồi lưu có bổ xung thêm axit H2SO4 trong quá trình chạy thiết bị để bổ xung lượng axit bị mất. Sau mỗi khoảng thời gian tiến hành

lấy 10ml dung dịch đem chuẩn độ Cu đến khi nào đạt cân bằng thì ngắt thiết bị lấy dung dịch Cu thu hồi ra. Kết quả thể hiện ở bảng 17 và đồ thị hình 25.

Bảng 17: Kết quả khảo sát thời gian chạy thiết bị khi hồi lưu

Thời gian (giờ) 1 3 5 7 10 24 30 48

%Cu 20 30.67 42.67 51.33 60.67 77.33 84.67 86

Hình 25: Đồ thị biểu diễn thời gian, hiệu quả thu hồi Cu trong thiết bị hồi lưu

Qua thực nghệm chúng tôi thấy rằng: Thiết bị sau khi được cho chạy hồi lưu thì thời gian phản ứng giảm xuống còn 2 ngày và hàm lượng Cu thu hồi đạt hiệu suất 86%.

3.5.2 Khảo sát ảnh hưởng của quá trình hoạt hóa nguyên liệu

Cân 50g mẫu bản mạch cỡ 0,5 - 1mm được trộn ẩm với dung dịch Fe2(SO4)3 để ngoài không khí 1 ngày. Sau đó mẫu được cho vào thiết bị có sẵn dung dịch Fe2(SO4)3, tiến hành chạy hồi lưu có bổ xung thêm axit H2SO4 trong quá trình chạy thiết bị để bổ xung lượng axit bị mất. Sau mỗi khoảng thời gian tiến hành lấy 10ml dung dịch đem chuẩn độ Cu đến khi nào đạt cân bằng thì ngắt

thiết bị lấy dung dịch Cu thu hồi ra. Kết quả được thể hiện trên bảng 18 và hình 26.

Bảng 16: Kết quả khảo sát thời gian và hiệu quả thu hồi Cu trong điều kiện hoạt hoá bản mạch

Thời gian (giờ) 1 3 5 7 9 12 24 28 30

%Cu 33.33 44.45 50 59.33 66.67 75.33

82.6

7 85.33 86.8

Hình 26: Đồ thị biểu diễn thời gian và hiệu quả thu hồi Cu trong điều kiện hoạt hoá bản mạch

Để rút ngắn thời gian, trong thời gian chờ đợi giữa các mẻ phản ứng chúng tôi tiến hành trộn ẩm bản mạch trước ngoài không khí nhằm tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra nhanh vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm hóa chất. Số liệu thực nghiệm đã chứng minh cho chúng tôi thấy điều đó. Sau khi trộn ẩm thì thời gian chạy thiết bị giảm xuống còn một ngày rưỡi và hàm lượng Cu thu hồi đạt hiệu suất gần 87%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý, thu hồi Cu từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 51 - 55)