Đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử của ANGIMEX

Một phần của tài liệu Xây dựng E- Marketing cho ngành hàng gạo của công ty Angimex tại thị trường nội địa (Trang 25)

4.2.1 Phần cứng (Cơ sở hạ tầng):

- Hiện trạng máy móc thiết bị, khả năng sử dụng: Từ năm 1990 công ty đã đưa vào sử dụng 20 máy tính và các thiết bị khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hằng năm công ty đều có nâng cấp cũng nh ư trang bị mới một số thiết bị như: máy tính, máy fax, máy photocopy, điện thoại…và các phòng ban của công ty đều có đầy đủ những thiết bị cần thiết này. Tính tới thời điểm này (04/2008) công ty đã trang bị cho các phòng ban trên 120 máy tính, hầu hết các nhân viên đều được trang bị máy tính với chất lượng ổn định để làm việc. Riêng đối với các cấp lãnhđạo từ trưởng phòng trở lên được công ty trang bị máy vi tính xách tay đ ể hỗ trợ hiệu quả trong công việc.

- Đường truyền internet, nhà cung cấp: Hiện công ty đang sử dụng dịch vụ đ ường truyền internet ADSLđược cung cấp bởi VNPT và Viettel, nhìn chung chất lượng dịch vụ của những đơn vị này cung cấp ngày càng ổn định với chất lượng tốt, độ bao phủ ngày càng rộng. Mạng điện thoại cố định mà công ty đang sử dụng cho toàn công ty được cung cấp bởi VNPT.

4.2.2 Phần mềm:

+ Các phần mềm hiện hành công ty đang sử dụng cho lĩnh vực:

- Công ty chủ trương hiện đại hóa, ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động kinh doanh, do đó trong các khâu qu ản lý cũng như xử lý dữ liệu đều được ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ.

- Đối với công tác văn phòng thì được sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft office 2003, đây là phần mềm tương đối thông dụng và hỗ trợ rất hiệu quả trong công tác văn phòng của công ty.

-Đối với công tác kế toán công ty đã ứng dụng phần mềm: FBS do công ty tin học Phương Bắccung cấp.

- Hoạt động giao tiếp của công ty (giữa các phòng ban, đơn vị trong công ty) ngoài việc sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ thì mộtcông cụ hỗ trợ đắc lực và phổ biến của phần mềmSkype.

+ Nguồn nhân lực phụ trách lĩnh vực công nghệ thôngtin.

- Cơ cấu tổ chức: Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin trực tiếp cho công ty gồm hai người.Những nhân viên này đều được đào tạo chuyên sâu về mạng, hệ thống máy tính,…Nguồn nhân lực phục vụ cho mảng công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng th ương mại điện tử của một công ty. So với quy mô của Angimex thì lực lượng nhân sự này là hơi ít.

- Chức năng – nhiệm vụ chính củabộ phận công nghệ thông tin là:  Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị điện tử - tin học.

 Quản lý hệ thống mạng, website

 Quản lý và bảo trì máy móc thiết bị điện tử- tin học.

+ Mức độ an ninh và bảo mật cho hệ thống mạng (LAN, Intranet, internet,.. .) và cơ sở dữ liệu của công ty được đảm bảo bởi phần mềm Oracle. Tuy nhiên hệ thống an ninh và bảo mật thông tin của phần mềm n ày chưa cao nên nếu muốn tăng cường công tác này công ty phải tiến hành thuê ngoài.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

+ Ngân sách cho bộ phận CNTT

Hiện nay ngân sách chi phục vụ cho mảng CNTT chưa được hoạch định rõ, công ty chỉ tiến hành chi ngân sách ngay khi có nhu cầu. Do đó dẫn đến khó khăn trong công cho bộ phận phụ trách CNTT trong quá trình quản lý cũng như phát triển kế hoạch ứng dụng TMĐT .

+ Hiện trạng hệ thống Website:

Website hiện hành của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: www.angimex.com.vn. Tại đây những thông tin c ơ bản về công ty được giới thiệu trong site: “GIỚI THIỆU CHUNG” và “CHUYÊN MỤC”, các văn bản, báo cáo tình hình tài chính cơ bản của công ty được đăng tải trong mục “THÔNG TIN CỔ ĐÔNG”, danh mục các ngành nghề hoạt động của công ty nằm trong mục “LĨNH VỰC KINH DOANH”. Bên cạnh những site cơ bản thì website công ty còn bổ sung các mục như: tin tức, diễn đàn, liên hệ cùng với công cụ tìm kiếm và bảng chứng khoán điện tử. Đặc biệt trên Website cũng đã có mục “Hỗ trợ trực tuyến”, đây là một mảng của hoạt động E-marketing.

Song nhìn chung website công ty mới chỉ ở mức độ website thông tin, đây l à điều kiện cơ bản để phát triển lên thành website giao dịch một khi ứng dụngE-marketing cho các ngành hàng của công ty.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

4.2.3 Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty.

Hiện nay công ty đã chuyển đổi lên hình thức công ty cổ phần với mục tiêu sẽ trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực – thực phẩm vào năm 20156, thế nên việc ứng dụng thương mại điện tử là việc không thể thiếu và luôn được công ty chú trọng.

Công ty đã thành lập bộ phận công nghệ thông tin trực thuộc phòng phát triển chiến lược(Hình 6).Đây là một cơ cấu mang tính chiến lược thể hiện sự chú trọng đầu t ư cho thương mại điện tử trong tương lai. Bên cạnh đó bộ phận Marketing cũng trực thuộc phòng này, dođó bộ phận công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ đắc lực cho bộ phận Marketing trong các hoạt động E-marketing. Cùng trực thuộc phòng này còn có hai bộ phận là chiến lược – kế hoạch kinh doanh và dự án, các bộ phận này có mối quan hệ tương hỗ một cách chặt chẽ.

4.3Đánh giá hiện trạng thương mại điện tử của các công ty trong ngành. 4.3.1 Các doanh nghiệp trong ngành cóứng dụng thương mại điện tử.

Ngành sản xuất và chế biến gạo ngày càng mở rộng và phát triển cùng với sự ứng dụng của trình độ khoa học công nghệ. Đặc biệt trong khâu kinh doanh và marketing, các phương tiện điện tử và internet đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực. Hầu hết các doanh nghiệp này đều ứng dụng ít nhiều th ương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Các đơn vị đó có thể kể đến như: Công ty Minh Cát T ấn, công ty lương thực Tiền Giang, công ty lương thựcSông Hậu,công ty cổ phần xuất nhập khẩu l ương thực- thực phẩm Hà Nội,…

4.3.2 Mức độ ứng dụng.

Thể hiện rõ nhất việc ứng dụng thương mại điện tử của các đơn vị trong ngành hàng gạo này là website. Tuy nhiên các trang web này đa s ố mới chỉ ở mức website thông tin.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các đơn vị này đều ứng dụng các phương tiện điện tử như: điện thoại, fax, máy vi tính, internet và các phần mềm hỗ trợ,…một các phổ biến.

Hầu hết các trang Web của những đ ơn vị này đều có mục giới thiệu sản phẩm bàng hìnhảnh rất sinh động và có cách thiết kế đặc trực riêng. Trong các doanh nghiệp này thì Website của công ty Minh Cát Tấn với th ương hiệu gạo là nổi trội hơn hẳn. Trên website www.kimke.com đã có sự phát triển lên giai đoạn website giao dịch. Các mục

6 Tầm nhìn công ty Angimex PHÒNG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN DỰ ÁN BỘ PHẬN MARKETING BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KD

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

cơ bản của Website này như: Sản phẩm, đặt hàng, liên hệ, hệ thống phân phối và các thông tin khuyến mãi sản phẩm. Đặc biệt là khách hàng được sử dụng giỏ hàng để tiến hành mua gạo như trong một siêu thị “ảo” rất tiện lợi và nhanh chóng. Trên website luôn có những đoạn flash hiện số điện thoại cho khách hàng liên lạc để công ty tiến hành giao hàng tận miễn phí. Đây là một cách quảng cáo hiệu quả thu hút khách hàng và cũng làm cho khách hàng dễ nhớ số điện thoại này. Đặc biệt để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và duy trì khách hàng hiện tại, trên website đã có mục “Tặng thẻ hội viên CLB” từ đó làm phong phú thêm data E-marketing. Các chuyên mục tin tức cũng như cẩm nang nấu ăn ngon, ch ương trình chăm sóc sức khỏe được đăng tải trên các site nhằm bổ trợ cho cho hoạt động E-marketing cho sản phẩm gạo của công ty.

Tuy nhiên một số hoạt động chưa thật sự được hoàn thiện như mục “Thanh toán” vẫn chưa thực hiện được thanh toán điệntử mà vẫn ở hình thức thanh toán trực tiếp.

Kết luận: website của công ty Minh Cát Tấn đang trong giai đoạn phát triển thành website giao dịch. Do đó, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất về hoạt động E- marketing cho ngành hàng gạo với Angimex.

4.3.3 Kết luận chung.

Bên cạnh website của gạo Kim K ê đang trong quá trình phát triển thành website giao dịch thì các trang web của các doanh nghiệp khác trong ngành mới chỉ dừng lại ở mức độ thông tin tương tự như của công ty Angimex hiện tại.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Hình 8: Website gạo Nam Đô_Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu l ương thực –

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình kinh doanh sản phẩm gạo ngày càng phổ biến, nhất là trong khâu marketing. Song, ngoài website của công ty Minh Cát Tấn (với th ương hiệu gạo Kim Kê) có khả năng ứng dụng cao và đang từng bước hoàn thiện thành website giao dịch thì website của những doanh nghiệp cùng ngành chỉ mới ở mức độ thông tin. Tr ước xu thế phát triển của internet, các doanh nghiệp trong ngành cần phải có kế hoạch đầu t ư ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp mà cụ thể là nâng cấp website để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

CHƯƠNG5: XÂY DỰNGKẾ HOẠCH ỨNG DỤNGE-MARKETING CHO NGÀNH HÀNG GẠO NỘI ĐỊA

Trong chương 4 đề tài đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh sản phẩm gạo nội địa củacông ty Angimex và các doanh nghiệp trong ngành. Đó chính là cơ s ở để xây dựng một kế hoạch ứng dụngE-marketing cho những sản phẩm gạo tại thị tr ường nội địa co công ty. Các bước cũng như cách thức thực hiện kế hoạch đ ược thể hiện một cách cụ thể thông qua ch ương này.

5.1 Phân tích môi trường kinh doanh.

5.1.1 Phân tích môi trư ờng bên trong công ty AGIMEX.Các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động chủ yếu.

- Các hoạt động cung ứng đầu vào.

Hiện công ty có hệ thống kho bãi với sức chứa khoảng 70.000 tấ n. Do đó công ty có thể chủ động và đang làm tốt khâu quản lý nguyên vật liệu và gạo thành phẩm. Hệ thống các kho bãi được bố trí gần vùng nguyên liệu và gần các trục giao thông (đ ường bộ và đường sông). Từ đó, công ty có thể giảm đ ược chi phí đáng kể trong khâu vận chuyển và dễ dàng trong quá trình kiểm soáthoạt động sản xuất của mình.

- Vận hành.

Thiết bị công nghệ phục vụ quá trình chế biến gạo của công ty đ ược thề hiện qua quy trình sau:

Nguồn: Bộ phận sản xuất Xí nghiệp l ương thực Anginmex 3

Thuyết minh quy trình:

Bộ phận làm sạch Máy xát trắng 1 Máy xát trắng 2 Máy lau bóng 1 Máy lau bóng 2 Bồn chứa bán thành phẩm Thóc thu hồi Cám ướt thu hồi Bộ phận tách hạt Gạo thành phẩm thu hồi Tấm (1) thu hồi Tấm (2) thu hồi Gạo nguyên liệu Gằn thóc

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

- Nguyên liệu được nạp qua bộ phận làm sạch để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt - Nguyên liệu sau khi làm sạch sẽ được đi qua hệ thống xát trắng. Ở khâu này, tùy theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm, màu sắc hạt,…) mà tổ vận hành sẽ tiến hành vận hành ở mức độ thích hợp để đạt đ ược độ trắng theo yêu cầu và hạn chế được tỷ lệ hạt gãy.

- Nguyên liệu tiếp tục được qua các máy lau bóng 1 và 2. Tùy theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành sẽ điều chỉnh độ phun s ương để đạt được độ bong thích hợp.

- Tại bồn chứa bán thành phẩm gạo được sấy để đạt được độ ẩm theo yêu cầu.

- Tiếp theo gạo được đưa qua bộ phận tách hạt, bộ phận này sẽ tách ra gạo thành phẩm, tấm loại 1 và loại 2.

- Ngoài ra trong quá trình vận hành gạo nguyên liệu cònđi qua bộ phận bắt thóc (gằn thóc) để loại bỏ thóc còn lẫn trong nguyên liệu ở khâu xay xát.

Mặc dù năng lực sản xuất của công ty là 400.000 tấn/năm và hệ thống kho có sức chứa lên tới 70.000 tấn, nhưng quy trình này cho chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thể đáp ứng được nhu cầu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm do chưa trang bị được những máy móc hiện đại khác. Vì vậy, so với các đối thủ thì thiết bị công nghệ của công ty đang ở mức trung bình. Do đó, để nâng cao chất lượng cho sản phẩm gạo nội địa và đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty nên có kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị ở một số khâu quan trọng trong quá trình chế biến gạo.

- Các hoạt động cung ứng đầu ra.

Do làm tốt các hoạt động quản lý đầu vào cũng như vận hành nên cũng giúp cho các hoạt động cung ứng đầu ra của công ty gặp nhiều thuận lợi. Sản phẩm gạo của công ty được phân phối kịp thời đến các cửa hàng, siêu thị cũng như các đại lý gạo. Công ty luôn chủ động và có chiến lược dự trữ gạo thành phẩm một cách linh động. Trong đợt biến động tăng giá gạo vừa qua, công ty đã xuất kho dự trữ gạo để bán với giá bình thường nhằm góp phần bìnhổn thị trường.

5.1.2 Phân tích môi trư ờng tác nghiệp của công ty ANGIMEX- Đối thủ cạnh tranh. - Đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh của công ty Angimex trong lĩnh vực gạo nội địa là rất nhiều với những quy mô khác nhau. Song, có thể xét đến các đối thủ chính có ảnh h ưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh gạo nội địa của Angimex là: Công ty TNHH Minh Cát Tấn, công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood), Công ty lương th ực Sông Hậu, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội. Cụ thể đặc điểm của từng đối thủ như sau:

+ Công ty TNHH Minh Cát Tấn

Trong hơn 3 năm qua, công ty Minh Cát T ấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện và đãđưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất độc đáo vàấn tượng, nhanh chóng tạo được uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa. Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO: 9001: 2000 về quy trình sản xuất và chất lượng. Các loại sản phẩm gạo Kim Kê gồm có: gạo “Dẻo Mềm”, “Mềm Xốp”, “Th ơm Dẻo”, “Dẻo Thơm”, “Đặc Biệt”, “Thượng Hạng”, “VIP” và gạo “Thực Dưỡng”. Tùy vào từng dòng sản phẩm mà công ty có mức giá bán khác nhau nh ưng nhìn chung từ mức 10.500 – 17.000 đ.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Khách hàng mục tiêu của gạo Kim Kê tập trung vào giới công chức có thu nhập ổn định và những người có thu nhập khá trở lên với thị trường rộng ở các tỉnh th ành như: TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Gia Lai, Cà Mau, Nha Trang, Cần Thơ,

Một phần của tài liệu Xây dựng E- Marketing cho ngành hàng gạo của công ty Angimex tại thị trường nội địa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)