Yêu cầu sinh thái của hoa lily

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN (Trang 36 - 40)

* Nhiệt độ

Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, nhiệt độ chung là: ban ngày là 20 – 250C còn ban đêm là 12 0C, ngoài ra một số giống có nhiệt độ thích hợp cao hơn ngày là 25 – 280C, đêm là 18 – 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Thời gian xử lý củ ở những nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát dục của cây, nhiệt độ còn ảnh hưởng lớn đến sự phân hoá mầm hoa, thời gian ra hoa, nở hoa, độ bền hoa... lily là cây phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường. Trồng lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng có thể sản xuất hoa cắt cành quanh năm.

* Ánh sáng:

Lily ưa cường độ chiếu sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu sáng không đủ khiến cây còi cọc, đồng thời gây ra hiện tượng rụng nụ, cây trở nên yếu, màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa lily đặc biệt cần lượng chiếu sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của hoa, việc thay đổi thời gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thu hoạch hoa. Khi mầm hoa của lily phát dục vào mùa Đông cần cung cấp đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi hoa cắt hoa sẽ trắng và rụng.

Hệ lai châu Á là một kiểu hình nhạy cảm nhất đối với hiện tượng rụng nụ. Giữa các loại giống lily có sự khác biệt rất lớn, độ nhạy cảm của hoa lily hệ Longiflorum khá nhỏ trong khi đó hệ lai Đông Phương lại dường như không có độ nhạy cảm.

Đối với hệ lai châu Á cường độ chiếu sáng thấp nhất trong nhà kính hoặc nhà lưới là 300Wh/m2 hoặc190 Jun/cm2/ngày. Bất luận thế nào, nếu cần đồng hoá ánh sáng để bổ sung lượng chiếu sáng thì phải đợi khi nụ 1 – 2 cm mới tiến hành.

Thông thường ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m2 lắp đặt hệ thống đèn 400W/m2 có kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số nghiên cứu chung cho thấy sự ra hoa của các nhóm giống không những có nhu cầu khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà còn có sự khác nhau về số giờ của từng giai đoạn như giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn hình thành và phát triển hoa. Nhà sinh lý học Burchi (Burchi, G và cộng sự, 1995) đã sớm nhận thấy những giống có thời gian sinh trưởng ngắn yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày ũcng ng ắn hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài. Choosak (1998) đã ki ểm nghiệm bằng cách dùng các nhóm giống khác nhau trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm là15,50C sau đó đo thời gian chiếu sáng trong ngày suốt thời kỳ từ lúc phân hoá hoa cho đến lúc phát dục hoàn toàn và cũng đưa ra k ết luận tương tự (Choosak Jompuk).

Bảng 1.2: Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu cầu trong giai đoạn trồng

Hệ hoa lily Thời kỳ Giờ/ngày Thời điểm chiếu sáng

Thời điểm kết thúc Hệ lai châu Á - lai

L/A 15/10 - 15/03 20 - 24 Nụ 1cm Kết thúc vụ

Hệ lai phương đông 05/10 - 15/03 10 - 16

Từ khi đâm chồi đến khi đâm lá Kết thúc vụ Hệ lai Longiflorum 01/12 - 15/01 10 - 16 Từ khi đâm chồi đến khi đâm lá Nụ 1cm/2-3 tuần trước khi thu

hoạch

Thời lượng chiếu sáng ảnh hưởng đến việc nở hoa lily. Thông thường trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ mặt trời chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời lượng nhân tạo có thể giúp cho một số giống hoa lily nở sớm hơn.

Từ lúc số nụ đạt được 50% thời lượng chiếu sáng cho hoa lily cần tăng lên đến 16h, kéo dài kéo dài liên tục đến 6 tuầ n hoặc cho đến tận khi thấy nụ hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20W/m2) trước lúc ánh sáng mặt trời xuất hiện hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài lượng chiếu sáng.

* Nước và không khí:

Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ rễ bị thối. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 - 85%, độ ẩm không được thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá... Việc che râm, thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này. Hoa lily

rất mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên tuỳ vào giống mà độ mẫn cảm không giống nhau.

- Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất là vào vụ Đông nên thông gió để điều tiết không khí, đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thông gió với nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon vén lưới lên cho không khí trong và ngoài nhà lưới lưu thông.

- Bổ sung CO2: Nồng độ CO2 duy trì ở mức 1000/2000mg/g nếu nồng độ CO2 cao quá có hại cho cây và cho cả người chăm sóc.

* Căng lưới đỡ cây

Phẩm chất hoa do màu sắc, hình dáng, độ dài và độ cứng thẳng của cành. Một cành hoa lily đẹp thường có chiều dài 100cm, hoa nhiều và to. Do cây cao như vậy nên cần căng lưới đỡ cho cây khỏi nghiêng ngả và đổ. Căng lưới ngay từ khi cây cao 20 cm để luồn cây và o các mắt lưới và nâng dần lên theo độ lớn của cây.

* Khắc phục rụng nụ và khô mầm hoa

Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ gây ra hiện tượng rụng nụ và khô hoa, khí Etylen cũng thường dẫn đến nụ bại dục.

Ion bạc (Ag+) có thể ngăn chặn được tác hại của bóng tối, của thiếu ánh sáng nên người ta dùng chế phẩm STS có chứa bạc để làm giảm rụng nụ. Phun vào lúc nụ dài 3 cm với nồng độ 0,1 mol/lít. Phun kép 1 - 2 lần trong một tuần, hoàn toàn có thể khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa.

* Côn trùng

Lily thường có các loại sâu ăn lá, rệp bông, bọ nhảy, nhện, dế châu Phi. Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, vảy củ, gốc rễ. Tuy nhiên với sự ngăn ngừa thích hợp và thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trừ có hiệu quả sẽ giảm được tác hại.

Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất nhiều mùn và đất thịt nhẹ, đất có lớp mùn trên bề mặt khoảng 30 cm có thể chấp nhận được. Lily là cây có bộ rễ ăn nông nên đất phải thoát nước tốt, độ pH thích hợp với nh óm lily thơm vá á châu là 6 – 7 còn nhóm lily

pưhơng Đông là 5,5- 6,5.

Về dinh dưỡng lily yêu cầu mức phân b ón cao ở 3 tuần đ ầu k ể từ kh i trồng, tuy nhiên rễ của lily rất mẫn cảm với muối Clo và Flo do vậy cần phân tích đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo, xử lý đất đồng thời bón các loại phân có nồng độ các chất trên thấp nhất: ví dụ bón phân CaHPO4 có hàm lượng Flo thấp. Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lượng cho lily. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bệnh cây

Điều kiện vệ sinh tốt, thoáng gió, tưới nước đều đặn và kiểm tra cây thường xuyên phải được áp dụng nhằm hạn chế mầm mống gây bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cây lily là bệnh thối củ, rễ, bệnh khô lá, bệnh bạch tạng, bệnh mốc tro, bệnh thán thư. Bệnh chủ yếu do các loại nấm gây nên như bệnh thối củ do nấm Furarium gây ra ở gốc rễ củ làm cho gốc bị thâm đen. Biện pháp phòng trừ: Ngo ài các biện pháp cơ g iới cần sử dụng thuốc hoá học khi bệnh xuất hiện như Score 250EC, 8-10ml/bình 10 lít. Rhidomil MZ 72WP,

25-30g/bình 10 lít.

Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn, virus, tuyến trùng gây ra.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN (Trang 36 - 40)