Đặc tính sinh vật học của cây hoa lily

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN (Trang 34 - 36)

* Đặc điểm thực vật học

- Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận lily có nhiều củ con ở phần thân rễ chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lượng củ tuỳ thuộc vào giống. Một số giống như Đan Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm.

- Rễ: Rễ gồm hai phần rễ thân và rễ gốc, rễ thân còn gọi là rễ trên mọc ở phần thân dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới mọc ra từ gốc thân vảy chủ yếu là hút nước và dinh dưỡng.

- Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elíp... Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào giống: màu trắng, màu vàng, màu cam, tím... Kích thước củ to, nhỏ phụ thuộc vào giống, độ lớn của thân vảy tỷ lệ với số hoa ở trên cành. Vảy thì có hình kim xoè ra hoặc hình elíp cóđ ốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho thân vảy.

- Lá: Mọc thưa có hình kim, hình thuôn dài ho ặc hình dải, đầu lá hơi nhọn có cuống hoặc không có cuống, phiến lá mềm mại màu xanh, bóng.

- Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, hoa trúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên, cánh đài cùng màu với cánh tràng, hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ: đỏ, hồng, hồng đậm, vàng, trắng... có hoặc không có hương thơm.

- Quả: Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên ttong quả chia làm 3 ngăn, hạt nhỏ dẹt cung quanh có cánh mỏng hình bán cầu hoặc 3 góc vuông dài, trong điều kiện khô lạnh có thể bảo quản được 3 năm (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc) [7].

* Đặc điểm sinh trưởng, phát dục

- Đặc điểm sinh trưởng:

Thân vảy được coi như là mầm dinh dưỡng, thân vảy vùi trong đất sau khoảng hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ ẩm, ẩm độ... Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây, chiều cao cây là một trong các yếu tố cấu thành chất lượng của cành hoa nó quyết định bởi số lá và chiều dài của đốt, số lá chịu ảnh hưởng lớn của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngược lại.

- Đặc điểm phát dục:

Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam lily được trồng vào tháng 9, tháng 10 và bắt đầu phân hoá mầm hoa vào tháng 11, tháng 12. Quá trình phân hoá mầm hoa kéo dài 40 – 60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây b ắt đầu phân hoá mầm hoa, một số giống thuộc nhóm lai phương Đông và lily thơm thì sau khi cây nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hoá được mầm hoa. Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Thời gian quả chín phụ thuộc vào giống dao động trong khoảng 60 – 150 ngày, khoảng chênh lệch là rất lớn.

* Sự ngủ nghỉ của lily và biện pháp phá ngủ:

Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily là phải phá ngủ của củ, nếu trồng mà không qua giai đoạn phá ngủ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng hoa mù. Thường sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất, nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 50C thì sau 4 – 6 tuần là

phá được sự ngủ nghỉ của củ song có nhiều giống yêu cầu thời gian dài hơn: giống Yellow Blage cần 8 tuần, giống Stargarzer cần ít nhất là 10 tuần... Cũng trong một giống thời gian xử lý khác nhau thì thời gian ra hoa ũcng khác nhau: Giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần ra hoa là 104 ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần ra hoa là 88 ngày... Từ đặc điểm này ta có thể xác định thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc, 2004)[7].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w