5. Nội dung và các kết quả đạt được:
5.2.1.6 Người bán lẻ
Người bán lẻ là những người với đồng vốn ít và phương tiện đơn giản. Người bán lẻ tại Hậu Giang thường chủ động tìm đến vựa, thương lái để thu mua sản phẩm. Đôi khi họ cũng mua lại từ nông dân, rồi đem bán cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán lẻ tỉnh khác thường mua lại từ người bán sỉ ở chợ đầu mối hoặc người bán sỉ nhỏ hơn trực tiếp phân phối sản phẩm đến tận các sạp lẻ. Quy mô bán lẻ tại các tỉnh, thành phố rất đa dạng. Người bán lẻ có thể là những người đẩy xe đẩy bán trên đường, họ cũng có thể là những chủ sạp lớn, với vốn kinh doanh có khi tới hàng chục triệu...
5.2.1.7 Các tác nhân khác
Ngoài những tác nhân trên còn có một số tác nhân cũng khá quan trọng trong việc tiêu thụ bưởi, đó là những người cho thuê kho dự trữ, thuê xe, những người vận chuyển sản phẩm, các ngân hàng cung cấp tín dụng, cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra chất lượng,…
Tóm lại, kênh tiêu thụ chính của bưởi, thực chất bưởi được mua bán, vận chuyển và phân phối một cách tự phát qua nhiều trung gian làm cho chi phí tăng cao việc vận chuyển cũng tùy tiện cẩu thả làm tăng hao hụt vận chuyển, trái bưởi đến tay người tiêu dùng vừa cao giá vừa giảm phẩm chất. Hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp nói chung được điều phối theo ngành dọc kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến từ những năm 1980. Trong khi đó Việt Nam hiện nay, hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu hệ thống, thiếu kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện tại.
5.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU – HẬU GIANG