5. Nội dung và các kết quả đạt được:
3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao, và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi là đặc sản quý của nước ta, có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Ăn bưởi góp phần hỗ trợ sức khoẻ con người như giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu. Trong một 100g phần ăn được có: nước 89g, protêin 0,5g, chất béo 0,4g, tinh bột 9,3g, vitaminC 44g, ngoài ra còn có narigin trong các hợp chất glucosid.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG 4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ
Qua khảo sát nông hộ ở huyện Châu Thành – Hậu Giang cho thấy kinh nghiệm trồng bưởi Năm Roi của nông dân trung bình 10 năm, cao nhất là 24 năm và thấp nhất là 6 năm, nhưng kinh nghiệm có được của các nông hộ chủ yếu là tự đúc kết từ thực tế trồng và hàng xóm. Những thành viên trồng bưởi trong nông hộ có độ tuổi trung bình là 47 tuổi, cao nhất là 68 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi. Diện tích trồng bưởi trung bình của địa bàn nghiên cứu khá cao khoảng 6.500 m2, cao nhất là 27.000m2 và thấp nhất là 1.500m2
Bảng 4.1NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞI
Thông tin cơ bản Giá trị lớnnhất Giá trị trungbình Giá trị nhỏnhất
Kinh nghiệm trồng bưởi (năm) 24 10 6
Số tuổi (tuổi) 68 47 28
Diện tích canh tác (m2 ) 27.000 6.500 1.500
(Nguồn: Khảo sát (2009))
Về trình độ học vấn của nông hộ thì đa số là trình độ cấp hai chiếm 45,2%, với trình độ này thị việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng khá thuận lợi, nhưng cũng có khá cao nông hộ trình độ cấp một chiếm 32,2% nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.2TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG DÂN
Trình độ Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Cấp 1 32,2
Cấp 2 45,2
Cấp 3 19,4
Trung học 0,0
Đại học và trên Đại học 3,2
Nền kinh tế của nước ta mấy năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định, tất cả các lĩnh vực đều phát triển, nông sản ngày càng xuất khẩu nhiều, trong đó có sản phẩm bưởi Năm Roi. Do đó, đa số nông dân trồng bưởi là do bưởi đem lại lợi nhuận cao cho họ chiếm 18%. Bên cạnh đó, đất ở địa bàn này rất phù hợp với loại bưởi này chiếm 14%. Phần còn lại là người dân trồng bưởi là hưởng ứng theo phong trào, vốn đầu tư ít, dễ tiêu thụ.
Bảng 4.3LÝ DO TRỒNG BƯỞI CỦA NÔNG DÂN
Lý do trồng bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Nhiều lợi nhuận 18
Dễ bán sản phẩm 9
Đất đai phù hợp 14
Có sẵn kinh nghiệm 8
Hưởng ứng phong trào 11
Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính 1
Năng suất cao 9
Vốn đầu tư ít 7
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ bưởi 4.1.2.1 Thuận lợi
Đất đai màu mỡ phù sa bồi đấp quanh năm, khí hậu rất thích hợp cho cây bưởi phát triển.
Kinh nghiệm trồng bưởi đã có từ rất lâu đời.
Có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hợp tác xã.
Nông dân có kinh nghiệm cho trái nghịch mùa.
4.1.2.2 Khó khăn
Chất lượng chưa đồng đều, nguyên nhân do giống, điều kiện tự nhiên và cách chăm sóc của nông dân không giống nhau.
Chi phí sản xuất cao do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thâm canh chưa cao làm giảm thu nhập của nông dân.
Kỹ thuật sản xuất thấp, việc tập huấn kỹ thuật có một số cán bộ chưa xuống tới nông dân, một số chưa áp dụng khi đã được tập huấn.
Công nghệ sau thu hoạch quá lạc hậu, tỷ lệ hao hụt lớn. Chưa có hướng dẫn việc thu hoạch xử lý và bảo quản sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng, an toàn và chi phí thấp.
Khâu tiêu thụ qua nhiều trung gian làm tăng chi phí, chênh lệch giá quá cao giữa nông dân và người tiêu dùng.
Không có các trung tâm giống tốt để cung cấp giống đạt chất lượng Chưa khai thác triệt để những cơ hội về thông tin thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi nông dân cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bưởi. Mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới biến động thất thường và kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo, nhất là biến động giá xăng dầu của thế giới tăng ngất ngưỡng làm cho mọi chi phí đầu vào đều tăng. Qua khảo sát cho thấy chí phí đầu vào cao chiếm 20%, các loại chi phí cho sản xuất như là giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật năm 2008 là rất cao lại thêm hiện tượng phân giả làm tăng thêm chi phí của nông dân trồng bưởi. Bên cạnh đó, khó khăn cũng khá quan trọng đối với nông dân là giá bán, giá bán biến động mạnh qua mỗi năm, năm được mùa thì giá lại thấp, năm thất mùa thì giá cao. Kết quả khảo sát có 15% thiếu thị trường đầu ra, nông dân sản xuất nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ chiếm 8% làm cho đầu ra không ổn định. Ngoài ra, khó khăn về kỹ thuật tay nghề của nông dân, thiếu lao động, thiếu vốn…
Bảng 4.4KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI Khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Thiếu đất canh tác 4
Thiếu lao động 9
Thiếu vốn 8
Kỹ thuật tay nghề thấp 13
Thiếu sự liên lạc giữa người sản xuất và người
tiêu thụ 8
Hệ thống giao thông kém 3
Thiếu người mua 5
Giá bưởi biến động 19
Chi phí đầu vào cao 30
Thiếu giống 1
Thiếu nước 0
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))
4.1.3 Tình hình sản xuất
Qua số liệu Bảng 4.5 tổng diện tích trồng bưởi toàn tỉnh năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2008. Riêng diện tích trồng bưởi của huyện Châu Thành giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do nông dân thấy lợi nhuận của cây bưởi Năm Roi thấp, tỷ lệ cây bưởi đang trong giai đoạn cho trái giảm ở huyện nhiều, cây bưởi nhiều sâu bệnh nên nông dân chặt bỏ, thu hẹp diện tích trồng bưởi chuyển sang trồng cam, quýt, chanh, sầu riêng,…Nhưng năng suất trên diện tích cho sản phẩm và sản lượng thu hoạch tăng dần. Do đất đai phù hợp, nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng bưởi, cây bưởi được chăm sóc tốt,…
Bảng 4.5DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)
Hình 4.1 DIỆN TÍCH CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2006 2007 2008 Năm D iệ n tíc h (h a) Toàn tỉnh Huyện Châu Thành
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đơn vị tính Toàntỉnh Huyện Châu Thành Toàntỉnh Huyện Châu Thành Toàntỉnh Huyện Châu Thành Diện tích hiện có ha 1.189 528 1.540 520 1.521 435 Trong đó: Diện tích trồng mới ha 39 3 74 0 80 0 Diện tích cho sản phẩm ha 788 340 1.121 335 1.221 340
Năng suất trên diện
tích cho sản phẩm tấn/ha 114,68 116,03 110,99 116,9 109,75 116,88
Hình 4.2 NĂNG SUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )
106 108 110 112 114 116 118
Năng suất (tấn/ha)
2006 2007 2008
Năm
Toàn tỉnh
Huyện Châu Thành
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)
Hình 4.3QUY TRÌNH TRỒNG BƯỞI
(Nguồn: Khảo sát (2009))
Bưởi là loại cây dễ trồng bởi công chăm sóc nhẹ, dễ phòng bệnh (trừ bệnh mốc hồng, rầy), không cần nhiều máy móc, qui trình lại đơn giản.
Trước tiên là thành lập vườn bưởi, bưởi là cây không ưa nước nên vườn trồng bưởi phải cao, làm đất sạch cỏ tránh sâu bệnh sau này, đào hố, khoảng cách hố và bố trí cây chắn gió giúp cho bưởi thụ phấn đạt hiệu quả.
Giống là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng sau này, Thành lập
vườn bưởi
Giống bưởi Trồng bưởi
Chăm sóc
Sau khi chọn giống, chiết cây, người trồng bưởi thường chọn thời điểm đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa.
Khâu chăm sóc gồm những bước: tưới nước, bón phân phun thuốc, xử lý ra hoa, tỉa cành, tạo tán.
Hiện nay việc thu hoạch bưởi, cắt bưởi vẫn sử dụng phương pháp thủ công. dùng kéo cắt cả cuống quả đó lau sạch cho vào giỏ hoặc cần xé vận chuyển đi.
4.1.3.1 Vốn sản xuất
Theo điều tra cho thấy có đến 59% nguồn vốn sản xuất là vốn của gia đình nông dân. Chỉ có 41% là từ các nguồn khác như: Vay của nhà nước, mượn vốn của cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua phân, thuốc trừ sâu, giống,...Đây là một trở ngại cho việc tăng gia sản xuất vì thường nông dân không có đủ vốn để sản xuất. Nhưng trở ngại này không lớn, phần lớn nông dân chủ yếu có đủ vốn để sản xuất bưởi, ít sử dụng vốn vay.
4.1.3.2 Lao động
Hầu như bà con nông dân trồng bưởi đều thuê mướn lao động phục vụ trong quá trình sản xuất, chủ yếu là ở các khâu: Làm đất, lên líp, đắp mô và bồi bùn. Còn các khâu khác như: Gieo giống, tưới nước, bón phân, xịt thuốc, chăm sóc,...thì đều do lao động nhà làm. Số lao động này chiếm khoảng 87% trong tổng số nông hộ. Thường số lao động được thuê mướn khoảng 2 – 8 người tuỳ thuộc vào diện tích trồng.
4.1.3.3 Tình hình canh tác
Tình hình canh tác của các hộ nông dân vẫn còn manh mún, tự cung tự cấp, thiếu sự liên kết giữa các nông hộ. Ở huyện có hợp tác xã nhưng các xã viên hiện nay vẫn hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu sự liên kết, việc nắm bắt thông tin, công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân còn rất chậm và hoạt động không có hiệu quả. Về phía nhà vườn thì vẫn còn canh tác theo kiểu tự phát, làm theo kinh nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để cho ra trái ngon, trái sạch, đẹp như tạo tán, tỉa cành, bao trái, hạn chế thuốc trừ sâu,...đến nay vẫn chưa được quan tâm.
4.1.3.4 Tập quán canh tác
Tập quán canh tác nhỏ lẻ, giống cũ, chăm sóc theo truyền thống, xử lý sau thu hoạch kém, các hộ nông dân và thương lái thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, từ đó dẫn đến thiếu độ đồng đều, kích cỡ, chất lượng không cao và giá cả không ổn định.
4.1.3.5 Việc sử dụng đất
Việc sử dụng đất còn kém hiệu quả, chưa có quy trình cải tạo đất trước khi gieo trồng. Đa phần người dân làm theo kinh nghiệm là tháo nước trong ao hồ ở vườn sau đó bồi bùn ở ao lên rồi trồng bưởi. Chính vì việc cải tạo đất không tốt có đến bệnh ở cây bưởi và làm giảm năng suất bưởi một cách đáng kể.
4.1.3.6 Giống
Theo điều tra cho thấy có đến 58,1% nông dân sử dụng giống nhà, việc chiết cành do người dân tự làm. Chỉ có 25,8% giống của nông dân khác ở địa phương. Nhưng hầu hết cây giống không được kiểm tra chất lượng cộng thêm việc chọn giống theo cách trực quan có thể chọn phải những cành bưởi không khỏe, giống bưởi không thuần, nhiều sâu bệnh. Và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng bưởi.
Bảng 4.6NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG BƯỞI
Nguồn cung cấp giống bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Cơ sở giống có uy tín 9,7
Giống của nông dân khác 25,8 Giống của nông dân ngoài tỉnh 3,2
Giống nhà 58,1
Khác 3,2
Tổng 100,0
(Nguồn: Khảo sát (2009))
Giá giống bưởi trung bình 5.000 đồng/nhánh, cao nhất là 8.000 đồng /nhánh, thấp nhất là 4.000 đồng/nhánh. Giá cây giống vẫn còn cao so với giá cây giống trôi nổi bên ngoài. Nhà nước nên tăng mức hỗ trợ cây giống và cũng nên hỗ trợ tiền vận
Mặc dù, giống bưởi khi trồng không được kiểm tra chất lượng nhưng chất lượng bưởi Năm Roi ở địa phương được nông dân đánh giá khá cao chiếm 50%, tỷ lệ giống bưởi ít sâu bệnh, cho năng suất cao, có 30% nông hộ đánh giá rất cao chất lượng giống bưởi, 18% chất lượng giống được đánh giá ở mức bình thường.
Bảng 4.7ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIỐNG BƯỞI NĂM ROI
Chất lượng giống bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Rất thấp 0 Thấp 0 Bình thường 18 Khá cao 50 Cao 2 Rất cao 30 Tổng 100 (Nguồn: Khảo sát (2009))
4.1.3.7 Phân bón và thuốc trừ sâu
Giai đoạn bưởi mới trồng thì mỗi năm bón trung bình 3 lần phân, 2 lần thuốc, sau đó tăng số lần bón phân thuốc theo giai đoạn của bưởi, giai đoạn bưởi cho trái nhiều bón trung bình 4 lần phân, 3 lần thuốc. Nhưng cách thức bón, liều lượng thuốc sẽ do người nông dân tự quyết định và làm theo kinh nghiệm. Chính cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn, không theo bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều) có thể gây dư lượng trên trái bưởi.
4.1.3.8 Thu hoạch
Khi bưởi đến mùa thu hoạch, thương lái đến mua và phần lớn khâu thu hoạch do thương lái tự tổ chức. Thông thường bưởi được hái sau 2 -3 ngày là được chở đi tiêu thụ do thương lái đợi thu gom với số lượng lớn. Hiện nay việc cắt bưởi vẫn sử dụng phương pháp thủ công. Dùng kéo cắt cả cuống quả sau đó cho vào giỏ hoặc cần xé vận chuyển đi. Ngoài ra, khả năng neo trái cũng là một đặc điểm khá quan trọng của bưởi chiếm 50% vì khi giá bưởi hạ thì có thể neo quả trên cây từ 15 - 30 ngày để chờ giá lên.
Bảng 4.8 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA NÔNG DÂN ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐẦU RA CHO BƯỞI KHI GIÁ BIẾN ĐỘNG
Phương pháp ổn định đầu ra cho bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Không làm gì 18
Liên kết với thương lái 5
Giảm giá để bán được bưởi 18 Hợp tác với nông dân khác 7
Neo trái chờ giá tăng 50
Chuyển sang cây trồng khác 2
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI CỦA NÔNG HỘ ỞĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của hai mô hình trồng bưởi Năm Roi theotừng giai đoạn từng giai đoạn
Vụ thu hoạch bưởi đầu tiên bắt đầu vào năm thứ ba sau khi trồng và giai đoạn cho trái hiệu quả kéo dài đến năm thứ 12. Chi phí cho ba năm trồng mới trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ được tính toán và phân bổ cho các năm thu hoạch. Các chi phí trong giai đoạn trồng mới năm thứ nhất bao gồm chi phí chuẩn bị đất, cây giống, phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, điện, công cụ lao động và nhân công. Chi phí trong hai năm tiếp theo thấp hơn năm thứ nhất vì không phải chịu hai loại chi phí chuẩn bị đất và cây giống. Chi phí trung bình của bưởi trên 1ha cho giai đoạn 1 (3 năm) khoảng 2.700.000 đồng cây giống, khoảng 25.920.000 đồng chi phí cơ bản. Chi phí này sẽ được phân bổ cho các năm cho trái hiệu quả, cụ thể, chi phí cây giống được phân bổ 300.000 đồng/ha, chi phí cơ bản được phân bổ 2.880.000 đồng/ha.
*Giai đoạn bắt đầu cho trái
Giai đoạn này trung bình khoảng 2 năm trong tổng chu kỳ 12 năm của bưởi Năm Roi. Chi phí có sự khác biệt giữa các nông hộ có diện tích dưới 1ha và nông hộ
Từ bảng số liệu bảng 4.9 và 4.10 qua khảo sát năm 2009, cho thấy tổng chi phí hàng năm của nông có diện tích nhỏ hơn 1ha cao hơn các nông hộ có diện tích từ 1ha trở lên. Các nông hộ có diện tích nhỏ hơn 1ha, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng 37,5% và chi phí lao động chiếm 20,83%, trong khi đó các nông hộ có diện tích từ 1ha trở lên chi phí phân bón chiếm tỷ trọng 34,15% và chi phí lao động chiếm