Người bị nhiễm bệnh do ăn phải Pleroceroid trong cơ cá chưa được nấu chín.
4.5.3. Dịch tể
Bệnh sán dây D.latum có sự phân bố rộng khắp trên thế giới, nhiều vùng thuộc Châu Âu bị nhiễm sán nặng như ven biển Ban Tích, vùng hồ lớn của Thụy Sỹ và Ý, đồng bằng châu thổ sông Đanuýp... Châu Mỹ và Châu Phi có tỉ lệ nhiễm thấp. Ở Châu Á, bệnh được tìm thấy ở vùng Sibêri và Nhật Bản; ở Việt Nam chưa phát hiện bệnh này trên người.
4.5.4. Triệu chứng
Sán ký sinh hút dưỡng chất, gây tắc ruột, đặc biệt gây ra bệnh thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12: sán lấy vitamin B12 trong máu nếu lượng vitamin B12 trong ruột không đủ cung cấp... Triệu chứng thường gặp như đau bụng kết hợp với nôn mửa, xanh xao, nhợt nhạt, rối loạn tim mạch, phù nề, dễ chảy máu, khó thở...
4.5.6. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, tìm trứng sán trong phân, kiểm tra máu thấy hồng cầu nhỏ, ít, nhiều hồng cầu non và bạch cầu tăng.
4.5.7. Điều trị
Dùng Praziquantel, Menbendazole hoặc Niclosamide để tẩy sán dây kết hợp với trị bệnh thiếu máu, bổ sung B12, đặc biệt là tinh chất gan.
4.5.8. Phòng bệnh
Chú ý quản lý phân, không đi tiêu thẳng xuống ao hồ sông rạch, không ăn cá chưa nấu chín, bỏ hẳn thói quen ăn gỏi cá sống, phát hiện và điều trị nguwoif bệnh.
Áp dụng các biện phát phòng bệnh với súc vật nuôi.
4.6. Spirometra spp.
4.6.1. Căn bệnh và ký chủ
Sán trưởng thành ở ruột non của chó, mèo và một số động vật ăn thịt hoang dại, ở Việt Nam thường gọi là sán nhái do tỉ lệ ếch nhái bị nhiễm ấu trùng sán này rất cao (75%) và ếch nhái là trung gian truyền bệnh chính của loài sán này… Ấu trùng sán nhái gây bệnh cho người, bệnh được gọi là Sparganosis.