4.2.1. Căn bệnh và ký chủ
Sán trưởng thành Echinococus granulosus hoặc Echinococus multilocularis ký sinh ở ruột non chó, mèo, thú ăn thịt. Ấu trùng ký sinh ở gan, phổi và các bộ phận khác ở người và gia súc, độ to nhỏ thay đổi tùy loài. Có 2 loại :
Kén nhiều bọc : nhỏ và do nhiều bọc nhỏ hợp lại, trong bọc không có nước và không có đầu, thường thấy ở bò.
Kén 1 bọc : được chia làm 3 loại theo cấu tạo của kén : kén ở người, kén ở thú và kén không đầu ; ở đây, ta chỉ tìm hiểu về kén ở người :
Kén ở người (E. hominis) : trong bọc có nước, màng bọc gồm 3 lớp ; lớp ngoài rất dày bằng kitin, lớp giữa là cơ, lớp trong cùng mỏng là lớp sinh sản, trên lớp sinh sản có nhiều đầu hoặc có nhiều bọc mẹ trong đó có nhiều đầu, ngoài ra còn có bọc con và bọc cháu ; kén thường thấy ở người.
INCLUDEPICTURE "http://kjronline.org/fig ure/v8n6531fig3.jpg" \* MERGEFORMATINET
4.2.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.1.1.8 và 3.1.1.9)4.2.3. Dịch tể 4.2.3. Dịch tể
Sán ký sinh trên chó mèo, đốt sán chứa trứng theo phân ra ngoài ; ở 7 – 30oC đốt sán có thể tự bò lên cây cỏ, lẫn vào đát cát... đây là nguồn gây bệnh kén nước cho người và gia súc. Trứng sán có sức đề kháng mạnh với môi trường : ở 0oC, trứng sán không chết sau 116 ngày ; ở 50oC, trúng chết sau 1h ; trứng trong đất ẩm sống được 3 tuần ; trứng chết dưới ánh nắng trực tiếp.
Bệnh có tính chất là nguồn dịch thiên nhiên, ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng rất rộng nên việc phòng bệnh rất phức tạp. Theo J.Casava và Houdermer (1914) ở Bắc Bộ, đã tìm thấy bệnh ở người và gia súc như : bò, dê, cừu, heo... tháng 08/2007, đã phát hiện một trường hợp nhiễm bệnh trên người tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương.