KẾT LUẬN VĂ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế. (Trang 47 - 49)

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiín cứu đề tăi: “Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với câc liều lượng đạm khâc nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuđn

2010 tại HTX Hương Long, thănh phố Huế”, chúng tôi rút ra một số kết luận

như sau:

1. Việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần kết hợp bón đạm cho lạc từ 15 - 45 kg N/ha ảnh hưởng đâng kể đến thời gian sinh trưởng, phât triển của lạc, đặc biệt ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của lạc.

2. Khi tăng dần liều lượng đạm (từ 15 - 45 kg N/ha) kết hợp với sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần có ảnh hưởng đến một số chỉ tiíu sinh trưởng, phât triển của lạc như: Lăm tăng chiều cao cđy, số lâ/thđn chính, số cănh/cđy, chiều dăi cănh cấp 1 đầu tiín so với đối chứng, đặc biệt lă mức bón 15kg N/ha.

3. Việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần đê ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc. Tổng số hoa/cđy, số hoa 10 ngăy đầu, tỷ lệ hoa hữu hiệu ở câc công thức đều tăng so với đối chứng không nhiễm.

4. So với câc công thức không dùng chế phẩm vi khuẩn nốt sần, câc công thức dùng chế phẩm đều có số lượng vă khối lượng nốt sần lớn hơn một câch rõ rệt ở tất cả câc giai đoạn. Trong câc công thức có sử dụng chế phẩm, số lượng vă khối lượng nốt sần có xu hướng giảm dần khi tăng liều lượng đạm bón.

5. Việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với câc liều lượng đạm khâc nhau đê ảnh hưởng đến câc yếu tố cấu thănh năng suất vă năng suất lạc. So với công thức đối chứng 1 thì câc công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần có năng suất thực thu cao hơn từ 1,33 – 4,83 tạ/ha.

5.2. Đề nghị

1. Do thời gian tiến hănh nghiín cứu còn ngắn vă giới hạn chỉ trong một vụ, nín để có kết quả chính xâc vă đầy đủ hơn, chúng tôi đề nghị tiếp tục tiến hănh thí nghiệm ở câc vụ lạc tiếp theo, vă trín câc chđn đất khâc nhau để có kết luận hoăn thiện hơn.

2. Vì điều kiện nghiín cứu vă thời gian có hạn nín chúng tôi chưa tiến hănh nghiín cứu được một số chỉ tiíu sinh tính, lý tính của đất, hăm lượng protein chứa trong hạt. Do đó để có kết luận toăn diện hơn về hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với câc liều lượng đạm trong cải tạo đất thì sau khi hoăn thănh khoâ luận chúng tôi sẽ tiếp tục phđn tích , nghiín cứu vă bổ sung sau.

3. Do thí nghiệm vẫn còn mới mẻ đối với người dđn vùng nghiín cứu, nín cần có mô hình mở rộng để sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần có hiệu quả cho người dđn học tập.

4. Trước mắt trín nền đất thịt nhẹ ở địa băn nghiín cứu chúng ta có thể bón cho lạc như sau: 35kg chế phẩm + 15 kg N/ha + 6 tấn phđn chuồng + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 400kg vôi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế. (Trang 47 - 49)