Sự phát triển của thông tin vô tuyến băng rộng đã đặt ra những yêu cầu mới về
mạng LAN vô tuyến. Đó là nhu cầu cần hỗ trợ về QoS, bảo mật, quyền sử dụng,…
ETSI (European Telecommunications Standards Institute- Năm 1992, Viện các tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu thành lập hiệp hội để xây dựng tiêu chuẩn WLAN dùng cho các mạng LAN vô tuyến (HiperLAN) hoạt động hiệu suất cao (High Performance
LAN), tiêu chuẩn này xoay quanh mô tả các giao tiếp ở mức thấp và mở ra khả năng
Nguyễn Thị Huyền_ K49Đ- HTVT 33
Hình 2.14: Mô hình HiperLAN và OSI
Chuẩn HiperLAN giống như chuẩn 802.11, chuẩn này phục vụ cho cả các mạng độc lập và các mạng có cấu hình cơ sở. HiperLAN hoạt động ở băng tần 5,15 đến 5,3
GHz (băng tần được chia thành 5 kênh tần số) với mức công suất đỉnh thấp khoảng
1W. Tốc độ dữ liệu vô tuyến tối đa có thể hỗ trợ là khoảng 23,5 Mbps và chuẩn này cũng hỗ trợ cho các người dùng di động ở tốc độ thấp (khoảng 1,4 m/s)..
Có 4 loại HIPERLAN đã được đưa ra: HIPERLAN/1, HIPERLAN/2,
HIPERCESS (3) và HIPERLINK (4).vào năm 1996.
Bảng 3: Đặc tính của chuẩn HiperLAN
Trong các chuẩn của HiperLAN, HiperLAN2 là chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất bởi những đặc tính kỹ thuật của nó. Những đặc tính kỹ thuật của HiperLAN2:
Nguyễn Thị Huyền_ K49Đ- HTVT 34 • Truyền dữ liệu với tốc độ cao
• Kết nối có định hướng.
• Hỗ trợ QoS.
• Cấp phát tần số tự động
• Hỗ trợ bảo mật
• Mạng và ứng dụng độc lập
• Tiết kiệm năng lượng
Tốc độ truyền dữ liệu của HiperLAN2 có thể đạt tới 54 Mbps. Sở dĩ có thể đạt được tốc độ đó vì HiperLAN2 sử dụng phương pháp gọi là OFDM (Orthogonal Frequence Digital Multiplexing – dồn kênh phân chia tần số). OFDM có hiệu quả
trong cả các môi trường mà sóng radio bị phản xạ từ nhiều điểm.
HiperLAN Access Point có khả năng hỗ trợ việc cấp phát tần số tự động trong
vùng phủ sóng của nó. Điều này được thực hiện dựa vào chức năng DFS (Dynamic
Frequence Selection) Kiến trúc HiperLAN2 thích hợp với nhiều loại.
mạng khác nhau. Tất cả các ứng dụng chạy được trên một mạng thông thường thì có thể
chạy được trên hệ thống mạng HiperLAN2.
2.3 Tiêu chuẩn OpenAir
Một nhóm các nhà cung cấp sản phẩm tính toán di động thành lập một tổ chức có
tên là WLIF – Diễn đàn tương hỗ các mạng WLAN. Hiện nay, WLIF có 38 thành viên, các công ty thành viên cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ WLAN tương hỗ với
nhau, vì thế mà thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mạng WLAN. WLIF đã công bố giao diện OpenAir để cho phép các bộ phận độc lập có thể phát triển các sản
phẩm tương thích và thiết lập tiến trình cấp bằng xác nhận cho các đặc tính tương hỗ
của các sản phẩm WLAN. Các đặc tả WLIF dựa trên mạng WLAN FHSS 2,4 GHz
giới thiệu vào đầu năm 1994. Hệ thống này hoạt động ở tốc độ 1,6 Mbps trên mỗi mẫu
nhẩy tần. Với 15 mẫu độc lập, tốc độ dữ liệu tổng lên đến 2,4 Mbps (15 x 1,6 Mbps).
Chuẩn OpenAir hoàn thành vào năm 1996. OpenAir MAC dựa trên CSMA/CA và
RTS/CTS như 802.11. Tuy nhiên OpenAir không thực hiện việc mã hóa tại lớp MAC, nhưng lại có ID mạng dựa trên mật khẩu. OpenAir cũng không cung cấp chức năng tiết kiệm công suất.
Nguyễn Thị Huyền_ K49Đ- HTVT 35