Phân lớp vật lý PHY

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp mạng không dây wlan (Trang 25 - 27)

Lớp vật lý của IEEE 802.11 tương ứng hoàn toàn với lớp vật lý trong mô hình OSI chuẩn. Lớp vật lý cung cấp sự kết nối cho phép truyền các khung dữ liệu MAC từ

Nguyễn Thị Huyền_ K49Đ- HTVT 25

trạm này đến trạm khác qua môi trường truyền. Lớp vật lý PHY được chia thành 2 phân lớp và thực thể chức năng quản lý lớp vật lý:

- PMD (Physical Medium Depentdant): Phân lớp phụ thuộc môi trường vật lý. Xử lý các thuộc tính của môi trường vô tuyến (tức là các phương pháp trải phổ) và xác định cách phát và thu dữ liệu thông qua môi trường (ví dụ nhưđiều chế và mã hoá).

- PLCP (Physical Layer Covergence Procedure): Phân lớp hội tụ lớp vật lý. Xác định phương pháp chuyển đổi các đơn vị dữ liệu giao thức phân lớp MAC vào một khuôn dạng gói thích hợp cho phân lớp PMD. Nó cũng có thể thực hiện cảm

biến sóng mang (ấnđịnh kênh) cho phân lớp MAC. + PLME: Chức năng quản lý lớp vật lý.

Thực hiện quản lý các chức năng lớp vật lý kết hợp với các thực thể quản lý MAC

Tóm lại PHY cung cấp ba chức năng:

Đầu tiên, PHY cung cấp một giao diện để trao đổi các frame với lớp MAC ở trên cho việc truyền và nhận dữ liệu.

Thứ hai, PHY sử dụng điều chế sóng mang tín hiệu và phổ trải rộng để truyền

các frame dữ liệu qua môi trường vô tuyến.

Thứ ba, PHY cung cấp một dấu hiệu cảm ứng sóng mang trở lại MAC để kiểm

tra hoạt động trên môi trường.

802.11 cung cấp ba định nghĩa PHY khác nhau: cả FHSS và DSSS hỗ trợ tốc độ

dữ liệu 1 Mbps và 2 Mbps. Một sự mở rộng của kiến trúc 802.11 (802.11a) định nghĩa

các kỹ thuật đa thành phần có thể đạt được tốc độ dữ liệu tới 54 Mbps. Một sự mở

rộng khác (802.11b) định nghĩa tốc độ dữ liệu 11 Mbps và 5.5 Mbps tận dụng một sự

mở rộng tới DSSS được gọi là High Rate DSSS (HR/DSSS). 802.11b còn định nghĩa

một kỹ thuật thay đổi tốc độ mà từ mạng 11 Mbps xuống còn 5.5 Mbps, 2 Mbps, hoặc 1 Mbps dưới các điều kiện nhiễu hoặc để hoạt đông với các lớp PHY 802.11 thừa kế.

Khác với các mạng có dây truyền thống, mạng không dây truyền dữ liệu thông qua môi trường mạng qua hình thức phát xạ sóng điện từ trường. Yêu cầu chung là vùng phủ sóng phải rộng, đủ đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng. Hai loại

môi trường được sử dụng rộng rãi nhất cho các ứng dụng vùng cục bộ là sóng hồng

ngoại và sóng vô tuyến. Hầu hết các máy tính cá nhân hiện nay đều có cổng hồng

Nguyễn Thị Huyền_ K49Đ- HTVT 26

Tuy nhiên sóng hồng ngoại có một số hạn chế, nó sẽ dễ bị cản trở bởi tường ngăn

hoặc vật cản. Còn sóng vô tuyến lại có thể xâm nhập qua hầu hết các vật chướng ngại

trong phòng và cho vùng bao phủ rộng. Do đó, hầu hết các sản phẩm 802.11 trên thị trường hiện nay đều sử dụng sóng vô tuyến để truyền phát thông tin.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp mạng không dây wlan (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)