Quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn docx (Trang 25 - 27)

GHIÊ CỨU THỰC GHIỆM

2.1.4 Quá trình đào tạo

Khóa sinh viên cao đẳng đầu tiên bước vào học tập chính thức ngày 29/12/1997, khai giảng chậm hơn thường lệ hơn hai tháng. Sỉ số sinh viên khóa 1 là 800 và khóa 2 là 900. Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong vùng và thực tế phát triển của trường, từ khóa 3 (1999 – 2002) về sau, hàng năm trường tuyển vào

Trang 25

khoảng 1300 – 1800 sinh viên mới. Từ năm học 2004 – 2005, trong số sinh viên tuyển mới gồm có 50% học ở bậc đại học và 50% học ở bậc cao đẳng.

Tính đến nay, qua hơn 10 năm đào tạo, Trường đã tuyển được 12 khóa cao đẳng, 5 khóa đại học, 4 khóa liên thông đại học, 6 khóa trung cấp và đào tạo được hơn 5700 kỹ sư/ cử nhân cao đẳng, 1700 kỹ sư/ cử nhân đại học, hơn 1000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Các hệ đào tạo chính của trường: trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, liên thông đại học chính qui và hệ ngoài chính. N goài ra trường còn tổ chức các khóa học ngắn hạn và những chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học nước ngoài.

Bảng 2.1 Số lượng sinh viên tuyển sinh vào trường từ năm 2004 - 2006

Tổng cộng (không kể số THC tuyển 2004) N ăm N gành 2004 2005 2006 Tổng cộng Sỉ số Tỷ lệ % (*) Cơ – Điện tử 164 216 276 656 600 9.08

Điện tử viễn thông 324 526 511 1361 1220 19.02

Công nghệ thông tin 323 440 458 1221 1086 16.41 Công nghệ thực phNm 414 461 398 1273 1174 17.35 Quản trị kinh doanh 509 604 868 1981 1693 25.61

Kỹ thuật công trình 179 431 445 1055 864 13.07

Cộng 1913 2678 2956 7547 6610 100%

(*) Thực chất là tỷ lệ cáng đáng của các khoa về khối lượng đào tạo trong trường hiện nay (2007)

Với khoảng 6000 sinh viên đang theo học tại trường tính đến thời điểm năm 2007, có thể thấy sinh viên ngành Quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất (25.61%), tiếp đó là Công nghệ thực phNm (17.35%) và ngành Công nghệ thông tin đứng thứ ba (16.41%). Điều này chỉ ra được nhu cầu học tập của sinh viên trong những ngành học kể trên.

Đóng góp không nhỏ đối với quá trình đào tạo của STU đó chính là đội ngũ cán bộ và giảng viên. Với mục tiêu mang lại chất lượng quản lý và đào tạo cao tại

Trang 26

STU nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các khách hàng từ đó khẳng định chất lượng thương hiệu STU, STU luôn tìm cách thu hút nhân tài. Điều này được thể hiện ở bảng 2.2. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ và đại học khá cao, hơn 60%. Ở những vị trí quản lý quan trọng như Hiệu trưởng, Hiệu phó, các trưởng khoa hầu hết đều có học vị tiến sĩ.

Bảng 2.2: Phân loại đội ngũ cán bộ, giảng viên theo bằng cấp (*)

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Tổng cộng

Số lượng 12 44 54 42 152

Tỷ lệ (*) 7.9 28.9 35.5 27.7 100

(*) Kể cả cán bộ lãnh đạo và quản lý trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)