Khi phân tích theo cơ cấu nghề ta chia thành nhiều nhóm nghề trong đó có 3 nghề đóng vai trò quan trọng: Lao động làm các nghề chuyên môn (P), lao
động làm nghề quản lý (M) và lao động làm việc ở các văn phòng (C). Kết quả của cuộc điều tra của báo thông tin thị trường cho thấy các nhóm nghề khác nhau có tỷ lệ giới tính rất khác nhau. Nam giới thiên về các nghề thuộc ngành công nghiệp, nhất là các nghề thuộc về công nghiệp nặng. Trong chế tạo điện máy tỷ lệ nam giới chiếm 86%, tỷ lệ này ở các ngành luyện kim là 83%, năng lượng là 78% và ngành xây dựng là 76%. Nữ giới phần lớn làm việc ở các nghề không nặng nhọc như ngành dệt tỷ lệ nữ 86%, ngành may là 77%, buôn bán là 79%.
Kinh nghiệm ở các nước chỉ ra rằng tỷ lệ lao động làm việc trong 3 nhóm nghề ít nhiều là phụ thuộc vào trình độ công nghiệp hoá, trình độ phát triển của một đất nước thấp hay cao. Số liệu Việt Nam được phân tích dưới đây là kết quả của một số cuộc điều tra. Năm 1992, lao động trong cả 3 nhóm nghề (P, C, M) chỉ chiếm 4,75% trong tổng số lao động, tương tự Thái Lan trong khoảng giữa thời kỳ 1976-1985. Trong đó tỷ lệ lao đông chuyên môn ở Việt Nam là 3,45% xấp xỉ với tỷ lệ này của Thái Lan năm 1985, nhưng thấp hơn so với Malaixia năm 1970 (4,8%). Ở Việt Nam hiện nay, lao động quản lý chiếm 0,7% tỷ lệ này ở Inđônêxia năm 1970 là 3% , ở Thái Lan là 1,5% và Philíppin là 2,1%. Lao động nghề nông vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động, nó tương tự như ở Thái Lan vào giữa thời kỳ 1970-1985. Qua sự phân tích trên ta thấy cơ cấu lao động theo nghề hiện nay còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém chưa được hợp lý.
-Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay thể hiện dự lạc hậu so với một số nước trong lĩnh vực này tại thời điểm 10-15 năm trước đây.
-Trong sự nghiệp CNH, HĐH cần nhiều cán bộ quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, như vậy cơ cấu lao động theo nghề của nước ta như hiện nay là không đáp ứng được nếu không sớm có sự chuyển đổi thích hợp.