Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

Trong những năm qua số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng liên tục, bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 900-1000 nghìn người, cũng có nghĩa là mỗi năm giải quyết được việc làm cho từng ấy lao động. Tuy nhiên hầu hết số lao động tăng thêm là trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Trong điều kiện hiện nay việc lao động tăng thêm trong khu vực nông nghiệp không hoàn toàn đồng nghĩa với tạo thêm việc làm. Có thể coi tình trạng phổ biến là do không tạo thêm được việc làm ở các ngành khác nên diễn ra hiện tượng dồn lao động nông thôn trong khu vực nông nghiệp.

Biểu 7: Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành

Đơn vị: 1000 người

Năm/Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng số 33978024 34352226 34800561 35679558 36205432

% 100% 100% 100% 100% 100%

1.Nông-lâm- ngư nghiệp 23431138 22589380 23017634 22863056 22669907

% 68,96% 65,76% 66,14% 64,08% 62,61%

2.Công nghiệp -Xây dựng 3697762 4169560 4049239 4434809 4743705

% 10,88% 12,14% 11,64% 12,43% 13,10%

3.Dịch vụ 6849124 7593286 7733688 8381693 8791820

% 20,16% 22,10% 22,22% 23,49% 24,28%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt nam 1996 - 2000

Nhìn chung, trạng thái làm việc theo ngành biến đổi chậm và sẽ không đạt được mục tiêu đề ra về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm chậm, của khu vực công nghiệp - xây dựng hầu như không đổi chỉ tăng rất chậm và chỉ có khu vực dịch vụ có tăng chậm. Dù sao đó cũng là bước đầu của sự chuyển dịch tiến bộ.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy luật chung là những thay đổi trong cơ cấu kinh tế tất yếu kéo theo thay đổi trong cơ cấu lao động và việc làm.

Cơ cấu lao động theo ngành phản ánh thực trạng tình hình sử dụng và phân công lao động xã hội theo ngành. Sự hình thành và phát triển của cơ cấu lao động theo ngành hay phân công lao động xã hội theo ngành phụ thuộc vào ba yếu tố: cơ cấu kinh tế, năng suất lao động và cơ cấu đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp vơí cơ cấu kinh tế. Nhìn tổng quát lại thì cơ cấu lao động theo ngành trong 10 năm qua đã có sự chuyển dịch biến theo hướng tích cực giảm tỷ trọng nông nghiệp song còn quá chậm so với chuyển dịch cơ cấu sản xuất (GDP). Cụ thể là cũng trong cùng thời gian này, tỷ trọng đóng góp trong GDP của ngành nông lâm nghiệp từ 40,79% vào năm 1991 giảm xuống còn 24,3% năm 2000, trong 10 năm giảm gần 16%, bình quân giảm 1,6%/năm. trong khi đó, tỷ trọng lao động chỉ giảm 0,56%/năm, chỉ bằng 1/3 mức giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,79% vào năm 1991 lên 36,61% năm 2000 tăng gần 13%, bình quân mỗi năm tăng 1,3%. Trong khi đó tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân chỉ tăng được 0,3% trong 10 năm, mức tăng này là quá chậm. Mức chuyển dịch tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ trong tổng số và mức chuyển tỷ trọng đóng góp trong GDP của ngành thương mại và dịch vụ là tương đương, tăng khoảng 5% trong 10 năm

(số liệu: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2001- 2010)

Nguyên nhân chủ yếu cuả tình hình của tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chậm so vơí mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do thiếu việc làm. Mức tạo ra việc làm mới trong 10 năm qua chỉ xấp xỉ bằng số lao động mới tăng thêm hàng năm nên khả năng thu hút lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp trong 10 năm qua còn rất hạn chế

Trong khi giảm tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng số lao động ở nước ta diễn ra rất chậm thì ở các nước trong khu vực lại diễn ra với tốc độ rất nhanh gấp 2-3 lần của Việt Nam. Trong vòng 20 năm kể từ năm 1960- 1980, mức giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của Hàn Quốc là 31,6% (1,55%/năm so với Việt Nam là 0,53%/năm); Indonexia 18%; Malayxia 22%; Bănglađet 12%; Thái Lan có mức giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là: năm 1989 66,65%; năm 1995 53,25% bình quân 2,3%/năm do các khu vực phi nông nghiệp không thu hút được nhiều lao động như trên, nên tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo ngành cũng rất chậm thể hiện ở biểu sau.

Biểu 8: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo ngành

Đơn vị: %

Cơ cấu lao động nông thôn 1990 1994 2000

Tổng số 100 100 100

Nông lâm nghiệp 83,8 79,5 77

Công nghiệp và Xây dựng 8,8 10,5 11

Thương mại và dịch vụ 7,4 10 12

Số liệu:Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2001- 2010)

*Cơ cấu sử dụng lao động thành thị - nông thôn:

Có xu hướng giảm đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 9-10% vào đầu những năm 90 xuống còn 6,4% năm 1995, 5,88% vào năm 1996 và 6,01% vào năm 1997 (giảm 3-4%),

Theo báo cáo thống kê lao động khu vực thành thị tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối từ 9,4 triệu người năm 1995, chiếm tỷ trọng 24%. Tăng dần đến năm 1998 là 10,75 triệu người chiếm 25% lao động cả nước, nhưng đến năm 2000 có 11,34 triệu lao đông chiếm tỷ trọng 25,2% lao động cả nước. Trong đó: có khoảng 1 triệu lao động không có việc làm, chiếm hơn 7% lao động thành thị và có xu hướng tăng thêm. Một số thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp cao như: Hà Nội: 8,56%; Hải Phòng 8,09%.

Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao tới trên 8% là vấn đề vô cùng bức xúc của các đô thị (Hà Nội: 8,56%, TP Hồ Chí Minh: 6,13%, Hải Phòng: 8,09%...). Hàng ngày có hàng vạn lao động nông thôn tràn về thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tìm việc làm, hình thành các chợ lao động tự do. Đến tháng 6-1996 Hà nội có 96000 lao động ngoại tỉnh, năm 1998 TP Hồ Chí Minh có 500.000 lao động ngoại tỉnh. Luồng di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào miền Nam đã đến mức báo động, riêng TP Hồ Chí Minh có 900.000 dân tự do, chính phủ đã phải ra lệnh cấm việc di dân tự do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo số liệu bảng 8 năm 1990 chiếm 83,8% số lao động ở nông thôn người, năm 2000 có chiếm 77% người.

Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tuy mức độ còn chậm. Điều đáng chú ý là tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian của lao động nông thôn đã có những tiến bộ rõ rệt. Số lượng lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chiếm 96,18%, số lao động không có việc làm thường xuyên còn 3,92%. Năm 1998 tỷ lệ quỹ thời gian của lao động nông thôn đã sử dụng chiếm 70,88%, nhưng vào năm 2000 quỹ thời gian được sử dụng tăng lên là 73,88% và thu nhập bình quân đầu người 1259000/người/ tháng. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm được từ 70% (năm 1980) xuống 30% năm 1999.

Một đặc điểm nổi bật trong sử dụng nguồn lao động ở nước ta nói chung và ở nông thôn nói riêng là sự chưa phù hợp giữa cơ cấu nguồn lao động và cơ cấu việc làm, thể hiện ở sự vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Lao động phổ thông thì dư thừa, nhưng lao động được đào tạo còn quá ít và rất thiếu, đặc biệt là những lao động có khả năng đáp ứng được nhu cầu của các khu công nghiệp và đô thị hoá, cho các dự án đầu tư nước ngoài tại địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 31 - 34)