Các khó khăn

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh Hậu Giang (Trang 49 - 50)

Qua thực tiễn điều tra cho thấy tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định những khó khăn của người dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần có biện pháp giải quyết kịp thời, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho người nuôi, giúp cải thiện ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế. Sau đây là một vài khó khăn còn tồn tại trong nuôi cá lóc thương phẩm ở Hậu Giang:

- Vấn đề được quan tâm hàng đầu là thiếu vốn để đầu tư phát triển nghề ( chiếm 52,7% số hộ). Cuộc sống của người dân nuôi cá ở địa phương khá bấp bênh, để tồn tại với nghề bắt buộc phải vay vốn với lãi suất cao vì vậy thu nhập mang về không lớn.

- Vấn đề dịch bệnh lây lan cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi (47,3%), do nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhanh, người dân thiếu ý thức về việc giữ gìn nguồn nước, không có biện pháp xử lý nước thải ra kênh rạch, vì vậy dịch bệnh lây lan trên diện rộng là khó tránh khỏi và rất khó kiểm soát. Với mô hình vèo sông thì vấn đề cá bệnh lây lan khá nhanh gây khó khăn cho người nuôi (48,3%) cao hơn mô hình vèo ao (46,2%).

- Với mô hình vèo ao thì nguồn kiến thức, kỹ thuật nuôi gây khó khăn hơn mô hình vèo sông (23,1% và 17,2%) vì người dân ít được tập huấn, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó giá đầu ra sau khi thu hoạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nhận thức của người dân (chiếm 20,0%)và khó khăn này ở mô hình vèo sông cao hơn mô hình vèo ao (27,6% và 11,5%). Ngoài ra một số vấn đề còn gây khó khăn cho người nuôi như thời tiết (5,5%), giá cá mồi không ổn định (3,6%), tốn công chăm sóc (1,8%) cũng được người nuôi phản ảnh trong đợt khảo sát(Phụ lục32).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh Hậu Giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)