Thành phần năng suất và năng suất trái

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( pdf) (Trang 44)

Kết quả ở Hình 3.8 và Phụ chương 2 cho thấy trọng lượng trung bình trái dưa hấu ở các gốc ghép có khác biệt ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê, cao nhất là ở gốc ghép bầu Địa Phương (2,70 kg/trái) không khác biệt so với bầu Nhật 2 (2,42 kg/trái), thấp nhất là bầu Nhật 1 (2,29 kg/trái) và đối chứng không ghép (2,04 kg/trái). Kết quả này phù hợp với tình hình sinh trưởng và kích thước trái dưa hấu. Theo nghiên cứu của Yetisir và Sari (2000) dưa ghép bầu có trọng lượng trái lớn hơn so với dưa không ghép. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ có gốc ghép bầu Địa Phương làm thay đổi trọng lượng trái. Như vậy, việc ghép hay không ghép không làm giảm trọng lượng trái dưa hấu. 2,29 b 2,42 ab 2,70 a 2,04 b 0 0,7 1,4 2,1 2,8 3,5

Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương Không ghép (ĐC) Gốc ghép T r ọ ng l ượ ng trá i ( kg /trái )

Hình 3.8 Trọng lượng trung bình trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

3.4.2 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn cây

Kết quảở Bảng 3.4 cho thấy trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn cây dưa hấu giữa các gốc ghép có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, cao nhất là ở gốc ghép bầu Địa Phương (TL rễ thân lá là 0,98 kg/cây, trọng lượng toàn cây là 3,68 kg/cây) không khác biệt thống kê so với gốc ghép bầu Nhật 2 (TL rễ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thân lá là 0,84 kg/cây, trọng lượng toàn cây là 3,26 kg/cây) thấp nhất là ở đối chứng không ghép (TL rễ thân lá là 0,49 kg/cây, trọng lượng toàn cây là 2,53 kg/cây) và bầu Nhật 1 (TL rễ thân lá là 0,59 kg/cây, trọng lượng toàn cây là 2,88 kg/cây). Kết quả này cho thấy gốc gép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 sinh trưởng tốt nên trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn dây cao, phù hợp với thí nghiệm của Trần Thị Hồng Thơi (2007).

Tỷ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây giữa các gốc ghép không khác biệt về mặt thống kê (Bảng 3.4), dao động từ 73,29-80,62%. Như vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây nhưng làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái và trọng lượng toàn cây, cho thấy khả năng tập trung dinh dưỡng của cây để nuôi trái là như nhau giữa các gốc ghép.

Bảng 3.4 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn dây dưa hấu ở thời điểm thu hoạch trên các gốc ghép khác nhau Trại thực nghiệm Nông Nghiệp,

ĐHCT (10-12/2006). Gốc ghép TL rễ thân lá (kg/cây) TL toàn cây (kg/cây)

Tỷ lệ TL trái / TL toàn cây (%) Bầu Nhật 1 0,59 b 2,88 bc 79,08 Bầu Nhật 2 0,84 a 3,26 ab 74,10 Bầu ĐP 0,98 a 3,68 a 73,39 Không ghép (ĐC) 0,49 b 2,53 c 80,62 Mức ý nghĩa ** ** ns CV (%) 8,44 7,81 4,86

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. ns: không khác biệt, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

33

3.4.3 Năng suất trái

Kết quả ở Hình 3.9 và Phụ chương 2 cho thấy năng suất tổng (NST) và năng suất thương phẩm (NSTP) của dưa hấu giữa các gốc ghép có sự khác biệt qua phân tích thống kê, gốc ghép Bầu Nhật 2 có năng suất cao nhất (NST là 14,52 tấn/ha, NSTP là 12,92 tấn/ha) và không khác biệt so với gốc ghép Bầu Địa Phương (NST là 13,25 tấn/ha, NSTP là 12,01 tấn/ha) và gốc ghép Bầu Nhật 1 (NST là 12,45 tấn/ha, NSTP là 10,63 tấn/ha) nhưng có khác biệt qua phân tích thống kê so với đối chứng không ghép có năng suất thấp nhất (NST là 10,48 tấn/ha, NSTP là 9,28 tấn/ha). Đối chứng không ghép có năng suất thấp nhất có lẽ do tỷ lệ bệnh đốm phấn trên lá cao (98%) làm giảm khả năng nuôi trái, thời gian kết thúc thu hoạch trên đối chứng không ghép sớm do bộ lá mau tàn hơn so với dưa ghép bầu (tỷ lệ

bệnh đốm phấn 21-60%). Theo Yetisir và Sari (2000), Ozlem và ctv. (2007) cho rằng dưa hấu ghép bầu cho năng suất cao hơn so với dưa không ghép, nhưng theo Roberts và ctv. (2005) cho rằng dưa hấu ghép bầu cho năng suất cao hơn hoặc tương đương so với dưa không ghép quan trọng nhất khi chọn loại gốc ghép. Gốc ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương, năng suất hai loại gốc ghép này cao do sinh trưởng tốt và các thành phần cấu thành năng suất cao (Hình 3.8 và Bảng 3.4). Do trồng trong điều kiện thời tiết bất lợi mưa nhiều và kéo dài đặc biệt là vào giai đoạn thụ phấn và tuyển trái nên năng suất thực tế thấp hơn năng suất tiềm năng của giống là 25-32 tấn/ha (Công ty giống cây trồng Trang Nông, 2006).

Tỷ lệ NSTP/NST của trái dưa hấu trên các loại gốc ghép ở Hình 3.9 và Phụ

chương 2 không có khác biệt thống kê, dao động từ 85,4-90,4%. Điều này cho thấy gốc ghép bầu không làm giảm tỷ lệ trái thương phẩm.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10,48 b 13,25 ab 14,52 a 12,45 ab 9,28 b 12,01 a 12,92 a 10,63 ab 0 4 8 12 16 20

Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương

Không ghép (ĐC) Gốc ghép

Năng suất tổng Năng suất thương phẩm

89,4 90,4 85,4 88,5 N ă ng su ấ t (t ấ n/ha) Hình 3.9 Năng suất trái dưa hấu và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng (%) tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

3.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TRÁI 3.5.1 Độ brix của thịt trái dưa hấu 3.5.1 Độ brix của thịt trái dưa hấu

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy độ Brix của thịt trái dưa hấu giữa các gốc ghép khác nhau không khác biệt qua phân tích thống kê (dao động từ 8,30-8,87%). Kết quả này tương tự như kết quả thí nghiệm của Trần Thị Hồng Thơi (2007) trên dưa hấu ghép. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Sinh (2006) về gốc ghép trên cà chua thì độ Brix không khác biệt so với đối chứng không ghép. Ngoài ra, thí nghiệm của Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006) trên cây dưa lê ghép trên gốc bầu Nhật 1 và bầu Nhật 2 có độ Brix cao hơn dưa không ghép. Từđó cho thấy việc sử

dụng việc sử dụng gốc ghép dưa hấu không làm giảm độ Brix mà còn tăng khả

năng kháng bệnh (Trần Thị Hồng Thơi (2007), Lê Văn Mắc (2007). Trong khi đó, theo số liệu thống kê ở Nhật cho thấy năm 1990 đã có 92% dưa hấu được trồng bằng phương pháp ghép và nhiều nước khác đã ứng dụng rộng rãi việc trồng dưa hấu ghép. Theo Trần Thị Ba (2006) ghép dưa hấu đã được áp dụng tại Việt Nam từ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

35

mà còn tăng kích thước trái. Việc tăng kích thước trái đã làm giảm phẩm chất trái và không tạo sựưa chuộng đối với người dân ta khi nói đến dưa hấu ghép. Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này một lần nữa khẳng định gốc ghép bầu không làm ảnh hưởng chất lượng trái dưa ghép khi áp dụng đúng qui trình kỹ thuật canh tác dưa hấu.

3.5.2 Độ dày vỏ trên trái và tỷ lệ (%) trọng lượng thịt trái/trọng lượng trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau

* Độ dày vỏ trái

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy độ dầy vỏ trái dưa hấu giữa các gốc ghép không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (dao động từ 9,71-10,52 mm). Như vậy, gốc ghép không làm ảnh hưởng đến độ dày vỏ trái dưa hấu. Tuy nhiên, theo Nhâm Thanh Tòng (1998) độ dày vỏ trái còn bị ảnh hưởng bởi mức phân đạm bón vào

đất.

* Tỷ lệ trọng lượng thịt trái trên trọng lượng trái

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ trọng lượng thịt trái/trọng lượng trái giữa các gốc ghép không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (dao động từ 0,61- 0,65). Tỷ lệ này cho thấy trọng lượng thịt trái và vỏ trái ít biến động giữa các gốc ghép, gốc ghép bầu không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ trọng lượng thịt trái/trọng lượng trái.

3.5.3 Thời gian tồn trữ của trái dưa hấu

Bảng 3.5 cho thấy thời gian tồn trữ trái dưa hấugiữa các gốc ghép không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Thí nghiệm này có thời gian tồn trữ tương

đối thấp là do trước thu hoạch mưa ảnh hưởng đến thời gian tồn trữ và độ Brix trái dưa hấu.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 3.5:Độ Brix, độ dày vỏ, tỷ lệ TL thịt trái/TL trái và thời gian tồn trữ trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp,

ĐHCT (10-12/2006). Gốc ghép Độ Brix (%) Độ dày vỏ trái (mm) Tỷ lệ TL thịt trái/ TL trái Thời gian tồn trữ (ngày) Bầu Nhật 1 8,82 9,7 0,62 7,2 Bầu Nhật 2 8,87 10,2 0,61 7,7 Bầu ĐP 8,30 10,5 0,66 7,8 Không ghép (ĐC) 8,81 9,9 0,65 6,7 Mức ý nghĩa ns ns ns ns CV (%) 5,06 5,62 7,87 9,84

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. ns: không khác biệt.

3.5.4 Số hột trái dưa hấu

Qua Hình 3.10 và Phụ chương 2 cho thấy số hột trên trái dưa hấu giữa các gốc ghép khác biệt có nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Số hột trên trái của dưa không ghép cao nhất (280 hột/trái), không khác biệt với gốc ghép bầu Địa Phương (238,7 hột/trái), và thấp nhất là ở bầu Nhật 2 (205,3 hột/trái) và bầu Nhật 1 (208,7 hột/trái). Kết quả này cho thấy nghiệm thức trên gốc ghép bầu Nhật 1 và bầu Nhật 2 thể hiện ưu điểm tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Bởi vì đây là hai loại gốc ghép đã được công ty Kurume của Nhật nghiên cứu xác định là chúng có ảnh hưởng tốt lên chất lượng ngọn ghép và hột giống đã được bán rộng rãi nhiều nước trên thế giới (Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 37 280 a 208,7 b 205,3 b 238,7 ab 50 110 170 230 290 350

Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương Không ghép (ĐC) Gốc ghép S ố h ộ t/trá i

Hình 3.10 Số hột trên trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

3.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ 3.6.1 Tổng chi và thu

Bảng 3.6 cho thấy tổng chi cho gốc ghép cao hơn so với dưa hấu đối chứng không ghép, có sự khác nhau này là do là do chi phí cây con ghép cao gấp 2 lần so với cây không ghép. Tổng thu đạt cao nhất ở gốc ghép bầu Nhật 2 (54.080.000 đồng/ha) với năng suất thương phẩm (NSTP) là 12,92 tấn/ha, tổng thu thấp nhất ở dưa hấu đối chứng không ghép (38.920.000 đồng/ha) với NSTP 9,28 tấn/ha.

3.6.2 Lợi nhuận

Lợi nhuận cao nhất ở gốc ghép bầu Nhật 2 (26.630.000 đồng/ha) với tỷ

suất lợi nhuận là 1 và lợi nhuận thấp nhất là đối chứng không ghép (15.720.000

đồng/ha) với tỷ suất lợi nhuận là 0,7. Như vậy, trồng dưa hấu tại Cần Thơ sử

dụng gốc ghép bầu Nhật 2 cho lợi nhuận cao nhất so với các gốc ghép khác. Điều này cho thấy nếu đầu tư một đồng vốn vào việc trồng dưa hấu sử dụng gốc ghép

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bầu Nhật 2 sẽ cho một đồng lời, cao hơn so với các loại gốc ghép khác (tỷ suất lợi nhuận từ 0,6-0,8).

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa ghép tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). Đơn vị tính: 1000 đồng/ha Gốc ghép Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu ĐP Không ghép (ĐC) Cây con (1) 8.500 8.500 8.500 4.250 Phân bón 6.850 6.850 6.850 6.850 Thuốc BVTV 5.500 5.500 5.500 5.500 Màng phủ nông nghiệp (2) 3.500 3.500 3.500 3.500 Công lao động (3) 2.800 2.800 2.800 2.800 Chi phí khác (4) 300 300 300 300 Tổng chi 27.450 27.450 27.450 23.200 Năng suất TP (tấn) (5) 10,63 12,92 12,01 9,28 Giá bán TP (1000 đ/kg) (6) 4 4 4 4 Năng suất không TP (tấn) 1,82 1,60 1,24 1,20 Giá bán không TP (1000 đ/kg) 2 2 2 2 Tổng thu 45.250 54.080 49.900 38.920 Lợi nhuận 17.800 26.630 22.450 15.720 Tỷ suất lợi nhuận 0,6 1,0 0,8 0,7 Ghi chú:

(1) Cây con ghép: 1000 đồng/cây, cây không ghép (ĐC): 500 đồng/cây. (2) Chi phí màng phủ khấu hoa cho 2 vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Công lao động: làm cỏ, bón phân, phun thuốc, ngắt chồi, sửa dây trung bình 40.000 đồng/người/ngày.

(4) Chi phí khác gồm: ghim cốđịnh màng phủ, đủa tre (cốđịnh cây con)… (5) TP: thương phẩm. (6) Giá bán tại thời điểm thu hoạch.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

39

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Kết quả của đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ”, tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD (tháng 10 -12/2007) cho thấy:

Về tăng trưởng: Gốc ghép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 tăng trưởng tương

đương nhau và mạnh hơn so với dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 1 và đối chứng không ghép.

Về thành phần năng suất và năng suất trái: Trọng lượng (TL) rễ thân lá, TL toàn dây, TL trung bình trái ở gốc ghép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 tương

đương nhau, thấp nhất là dưa đối chứng không ghép. Năng suất trái dưa hấu thấp nhất là đối chứng không ghép (9,28 tấn/ha) so với 3 gốc ghép cho năng suất cao hơn (10,63-12,92 tấn/ha).

Về chỉ tiêu phẩm chất trái: Độ Brix thịt trái, độ dày vỏ, tỷ lệ thịt trái/trái dưa hấu trên các loại gốc ghép không khác biệt về mặt thống kê. Về số hột trên trái ở

gốc ghép bầu Nhật 1 và bầu Nhật 2 thấp hơn so với đối chứng không ghép.

Hiệu quả kinh tế: Trồng dưa hấu sử dụng gốc ghép bầu Nhật 2 thu lợi nhuận cao nhất (26.630.000 đồng/ha) so với các gốc ghép còn lại (15.720.000- 22.450.000 đồng/ha), gốc ghép bầu Nhật 2 cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất (1,0).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2 ĐỀ NGHỊ

Bầu Nhật 2 là loại gốc ghép có triển vọng cần tiếp tục khảo sát sự sinh trưởng và cho năng suất ở những địa phương khác để chọn ra loại gốc ghép ưu thế nhất để phục vụ sản xuất và nâng cao hiệu quả trong canh tác dưa hấu của người dân.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÁO BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐIỆN TỬ. 2008. Hứa hẹn những mùa dưa hấu bội thu. http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/kinhte/39029/index.brvt.

BÁO NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM. 2007. Dưa hấu ghép bầu chống bệnh héo rũ.

BRUTON, B.D., W.W. FISH, X.G. ZHOU, K.L. EVERTS và P.D. ROBERTS. 2007. Fusarium Wilt in Seedless Watermelons. In: Kelley, W.T., editor. Proceedings of the 2007 Southeast Regional Vegetable Conference, January 5-7, 2007, Savannah, Georgia. p. 93-98.

http://arsserv0.tamu.edu/research/publications/publications.htm?SEQ_NO_11 5=204001

CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG TRANG NÔNG. 2006. Dưa hấu đặc sản mới. Tài liệu bướm.

DƯƠNG VĂN HƯỞNG. 1990. Khảo sát khả năng chống bệnh héo dây (Fusarium wilt disease) và tăng năng suất trên dưa tháp bầu. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.

ĐINH VĂN HAI. 2003. So sánh năng suất của 8 giống dưa hấu mùa mưa, thành phố Cần Thơ, 2002. Tiểu luận tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.

ĐỖ TẤN DŨNG. 2001. Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn và biện pháp phòng chống. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội.

ĐỖ THỊ HÙYNH LAM. 2006. Trắc nghiệm một số gốc tháp bầu lên sự sinh trưởng dưa lê (Cucumis melon L.) tại Long Tuyền TP. Cần Thơ vụ đông xuân 2005- 2006. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.

ĐƯỜNG HỒNG DẬT. 2002. Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. FAOSTAT. 2007. Crop primary.

http:// faostat.fao.org/site/567/Desktop.Default.aspx?pageid =567. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FUJIEDA, K. 1994.Cucumber. In Horticulture in Japan. K.Konishi, S.Iwahori, H. Kitagawa and T.Yakuwa. Asakura. 69-72.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

116(l): 156-160.

LÊ CHÍ HÙNG. 2005. Nhân giống vô tính dưa hấu tam bội (Citrullus vugaris

Schrad.) và dưa lê (Cucumis melo L.) bằng phương pháp ghép và giâm chồi. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.

LÊ THỊ THỦY. 2000. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép trong sản xuất cà

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( pdf) (Trang 44)