Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( pdf) (Trang 32)

- Nhập số liệu bằng chương trình Excels.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Cây con dưa hấu sau khi ghép 15 ngày trong vườn ươm trước khi đem ra

đồng có tỷ lệ sống cao nhất trên gốc ghép bầu Địa Phương (52,2%) kếđến là ở bầu Nhật 2 (49,2%) và thấp nhất là ở bầu Nhật 1 (41,1%). Nhiệt độ trong phòng phục hồi sau ghép rất cao (31-35oC) và ẩm độ không khí (83-86%) không thuận lợi cho cho sự phục hồi của cây dưa hấu vì nhiệt độ cao dễ làm cho cây bị héo và chết. Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu Đông điều kiện thời tiết rất bất lợi cho dưa hấu, lượng mưa nhiều kèm theo ẩm độ cao (Hình 2.1 và Phụ chương 1). Khu thí nghiệm thoát nước chậm trong khi lượng mưa vào tháng 10 (giai đoạn cây con và khi cây 19-22 ngày sau khi trồng) rất cao là 205,4 mm (Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2006). Vào giai đoạn 19-22 ngày sau khi trồng (NSKT) mưa lớn, nền đất tương đối thấp so với xung quanh nên việc rút nước rất chậm, ngập 2/3 liếp làm một sốđọt dưa bị thối và phải co gập ngọn dưa lại. Mặc dù tích cực đào rãnh, khai thông các lỗ thoát nước nhưng sau vài ngày mới khắc phục

được.

Vào thời điểm cây ra hoa gặp mưa dầm nên không thể thụ phấn đồng loạt trái. Dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 1 và đối chứng không ghép bắt đầu trổ hoa sớm và trổ hoa cái (50%) ở thời điểm 28 NSKT. Còn đối với dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương ngày trổ hoa kéo dài hơn khoảng 2 ngày. Thời

điểm thu hoạch đối với dưa ghép từ 55-58 ngày sau khi trồng tức 68-70 ngày sau khi gieo ở gốc ghép và 64-65 ngày sau khi gieo ở ngọn ghép. Càng về sau cây sinh trưởng theo chiều hướng tương đối tốt đặc biệt là gốc ghép bầu Địa Phương và gốc ghép bầu Nhật 2, tàn lá xum xê do diện tích lá lớn, bộ lá xanh và tốt, thân to, mập mạp hơn so với dưa đối chứng không ghép. Gốc ghép bầu Địa Phương và gốc ghép

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

21

bầu Nhật 2 khi thu hoạch vẫn giữđược bộ lá tốt hơn so với đối chứng không ghép. Về tình hình bệnh hại, gây hại chủ yếu trên lá do bệnh đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis), về sâu hại không ảnh hưởng do mưa kéo dài, chỉ

có sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu ăn lá (Diaphania indica) và ruồi đục trái.

3.2 BỆNH ĐỐM PHẤN TRÊN LÁ

Kết quả Hình 3.1 và Phụ chương 2 cho thấy tỷ lệ bệnh đốm phấn (%) ở thời

điểm 25 NSKT giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ bệnh cao nhất trên đối chứng không ghép lên đến 98% và thấp nhất là ở bầu Nhật 1 là 21%. Vào giai đoạn này ruộng thí nghiệm bịảnh hưởng của thời tiết mạnh, mưa nhiều, bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ lá dưa hấu và

đặc biệt là trên dưa đối chứng không ghép. Bệnh này do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra chủ yếu gây hại trên lá, bệnh xuất hiện từ các lá gần gốc lan dần lên các lá trên và gây hại mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Từ kết quả cho thấy cây ghép có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với đối chứng không ghép. 21 c 50 b 60 b 98 a 0 24 48 72 96 120

Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương Không ghép (ĐC) Gốc ghép T ỷ l ệ b ệ nh đố m ph ấ n (% )

Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh đốm phấn của cây dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3.2 Triệu chứng gây hại do bệnh đốm phấn của cây dưa hấu ở giai đoạn 25 ngày sau khi trồng tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10- 12/2006).

3.3 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG

3.3.1 Chiều dài thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép khác nhau

Kết quả trình bày ở Hình 3.3 và Phụ chương 2 cho thấy chiều dài thân dưa hấu giữa các gốc ghép nhìn chung có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở các lần khảo sát. Gốc Bầu Nhật 1 luôn có chiều dài thân chính thấp nhất (11,83 cm ở 1 NSKT đến 230,40 cm ở 28 NSKT) và Đối chứng luôn cao nhất ở giai đoạn 1 NSKT (16,06 cm) đến 14 NSKT (35,44 cm), các giai đoạn sau thì Đối chứng (không ghép) sinh trưởng chậm lại không khác biệt so với gốc ghép bầu Nhật 1 (230,40 cm ở 28 NSKT).

Sở dĩ gốc ghép bầu Nhật 1 sinh trưởng chậm hơn bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương là do hột bầu Nhật 1 có kích thước nhỏ nhất bầu Nhật 2 có kích thước trung bình và bầu Địa Phương to nhất rất dễ phân biệt, hột càng to thì chứa nhiều dinh dưỡng hơn giúp cây mầm phát triển. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

23

rằng dưa ghép gốc bầu Địa Phương cho cây ghép sinh trưởng mạnh về chiều dài rễ

và thân, bởi vì hột to hơn hột dưa hấu rất nhiều nên ngay khi cây mầm lú ra đã cho cây ghép khoẻ hơn cây không ghép. Chính vì đây là thí nghiệm đầu tiên, tỷ lệ cây sống sau ghép chỉ đạt trong khoảng 41,1-52,2%, thời điểm đưa ra đồng cây ghép yếu ớt. Mặt khác, điều kiện thời tiết bất lợi, lượng mưa trong tháng 10 (ở giai đoạn cây con và tăng trưởng) rất lớn (205,4 mm) và ẩm độ cao (87%). Quá trình thí nghiệm gặp khó khăn lớn nhất là ở thời điểm 19-22 NSKT, mưa lớn liên tục, chiều cao mực nước gần 2/3 mặt liếp làm một số đọt bị thối, phải gập nửa thân để quay

đầu dưa lại. Theo Tạ Thu Cúc (2005) và Trần Thị Ba va ctv. (1999) dưa hấu là cây không chịu úng, nhất là giai đoạn cây con. Trong khi đó, ảnh hưởng bất lợi đầu tiên của sự ngập úng đối với cây trồng là việc giảm sự sinh trưởng của chồi và rễ

(Larson và csv., 1991). Theo Yetisir và ctv. (2006) sức chịu đựng ngập úng của cây dưa hấu có thể cải thiện bằng việc ghép trên gốc bầu (Lagenarie siceraria). Theo Ozlem và ctv. (2007) dưa hấu ghép bầu có chiều dài thân chính phát triển hơn so với dưa không ghép và ảnh hưởng tốt lên sự sinh trưởng cây dưa tùy theo việc sử

dụng gốc ghép. Thí nghiệm cho thấy, ở giai đoạn này sự phục hồi và phát triển nhanh nhất là gốc ghép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 cho thấy khả năng phát triển mạnh của hai loại gốc ghép này. Điều này còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng qua các giai đoạn khảo sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quảở Hình 3.3 và Phụ chương 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài dây dưa ở thời điểm 7-21 NSKT giữa các gốc ghép không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều dài thân dưa hấu giữa các gốc ghép ở thời điểm 0-21 NSKT tương đối chậm. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thân họ bầu bí dưa phát triển chậm trong thời kỳđầu.

Giai đoạn 21-28 NSKT tốc độ tăng trưởng chiều dài dây dưa giữa các gốc ghép có khác biệt khi phân tích thống kê, cao tương đương là gốc ghép bầu Địa Phương (22,56 cm/ngày), bầu Nhật 2 (22,28 cm/ngày) và thấp tương đương là bầu Nhật 1 (19,97 cm/ngày), đối chứng không ghép (19,94 cm/ngày). Thời kỳ này chiều dài cây dưa bắt đầu gia tăng mạnh. Theo Tạ Thu Cúc (2005) thời kỳ ra hoa

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài. Có lẽ điều này đã góp phần làm cho thời gian trổ hoa cái đầu tiên và vị trí trái trên thân của gốc ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương chậm hơn.

Giai đoạn 28 NSKT trở về sau, so sánh thời điểm trổ hoa cái giữa nghiệm thức dưa hấu trên gốc ghép bầu Nhật 2 và bầu Địa Phương kéo dài hơn dưa đối chứng không ghép và bầu Nhật 1 cho thấy dưa ghép trên gốc bầu Nhật 2 và bầu

Địa Phương về sinh trưởng cây phát triển hơn làm chậm quá trình sinh sản hơn so với đối chứng không ghép, nhưng ở giai đoạn này không khảo sát tiếp các chỉ tiêu sinh trưởng về thân lá do kỹ thuật canh tác ngắt đọt thân chính cách vị trí trái khoảng 5-6 lá để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

0 60 120 180 240 300 1 7 14 21 28

Ngày sau khi trồng Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương Không ghép (ĐC) 1,54 cm/ngày 3,60 cm/ngày 21,19 cm/ngày 8,62 cm/ngày Chi ề

u dài thân chính (cm) 1,54 cm/ngày

Hình 3.3 Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006)

3.3.2 Số lá trên thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép khác nhau

Kết quả trình bày ở Hình 3.4 và Phụ chương 2 cho thấy số lá trên thân chính của dưa hấu giữa các gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Ở thời điểm 28 NSKT số lá dao động từ 27,60- 29,40 lá/thân. Điều này cho thấy gốc ghép gốc ghép không làm ảnh hưởng đến số lá trên

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

25

thân dưa hấu. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Hai (2003) thì số lá trên dây quyết định bởi đặc tính giống. Theo Lê Thiện Tích (2002) thì số lá trên dây chính còn bị ảnh hưởng bởi biện pháp canh tác như vị trí mang trái trên thân thân chính. Giai đoạn tiếp theo cây cho trái ngắt đọt thân chính nhằm tập trung nuôi trái nên sự

thay đổi số lá không khảo sát tiếp nhưở chiều dài thân.

Về tốc độ tăng trưởng lá ở giai đoạn 0-21 NSKT giữa các gốc ghép không khác biệt khi phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ lục 2). Đến giai đoạn 21-28 NSKT tốc độ ra lá của cây dưa hấu ở các gốc ghép có khác biệt khi phân tích thống kê, cao nhất là ở gốc ghép bầu Địa Phương (2,06 lá/ngày) và bầu Nhật 2 (2,01 lá/ngày), thấp nhất là ở đối chứng không ghép (1,59 lá/ngày). Điều này cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lá của cây dưa hấu. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ thị Huỳnh lam (2006) trên dưa lê. Theo Lê Văn Hòa và ctv. (1999) thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng mạnh, cây ra hoa đậu trái, lá là cơ quan quang hợp chính của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Như vậy, sự thích ứng và phát triển thân lá mạnh mẽ tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và tăng khả năng kháng bệnh.

0 7 14 21 28 35 1 7 14 21 28

Ngày sau khi trồng Bầu Nhật 1 Bầu Nhật 2 Bầu Địa Phương Không ghép (ĐC) S ố lá t rên th ân chính (lá ) 1,10 lá/ngày 1,84 lá/ngày 0,50 lá/ngày 0,35 lá/ngày

Hình 3.4 Số lá trên thân chính và tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.3.3 Đường kính gốc thân

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy đường kính giữa các gốc ghép bầu nhìn chung có có sự khác biệt ý nghĩa khi phân tích thống kê qua các giai đọan khảo sát. Thời

điểm 14 NSKT đường kính gốc ghép bầu không có sự khác biệt ý nghĩa khi phân tích thống kê (dao động trong khoảng 5,9-6,4 mm). Ở thời điểm 21 và 28 NSKT

đường kính giữa các gốc ghép bầu có sự khác biệt ý nghĩa khi phân tích thống kê.

Đường kính gốc ghép bầu Nhật 1 luôn thấp nhất (6,7 mm ở 21 NSKT đến 8,0 mm

ở 28 NSKT), các gốc ghép bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 có đường kính cao hơn và không khác biệt thống kê (7,4-7,8 mm ở 21 NSKT đến 8,9-9,5 mm ở 28 NSKT). Đường kính gốc ghép bầu có mối liên hệ trực tiếp ảnh hưởng đến đường kính gốc thân ngọn ghép dưa hấu (Bảng 3.2). Theo Nguyễn Quốc Thái (2004) gốc ghép tốt sẽ làm gia tăng kích thước và sự phát triển của ngọn ghép và ngược lại.

Bảng 3.1 Đường kính giữa các gốc ghép bầu tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp,

ĐHCT (10-12/2006).

Đường kính gốc ghép (mm) qua các ngày sau khi trồng Gốc ghép 14 21 28 Bầu Nhật 1 5,9 6,7 b 8,0 b Bầu Nhật 2 6,1 7,4 ab 8,9 ab Bầu ĐP 6,4 7,8 a 9,5 a Mức ý nghĩa ns ** * CV (%) 7,0 2,8 5,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Do ngắt đọt thân chính ở giai đọan 30 NSKT nên không khảo sát tiếp chỉ tiêu sinh trưởng trở về sau.

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy đường kính gốc thân ngọn ghép dưa hấu có sự

khác biệt ý nghĩa khi phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát. Đối chứng không ghép luôn có đường kính gốc thân thấp nhất (3,9 mm ở 14 NSKT đến 6,2 mm ở 28 NSKT), các gốc ghép trên bầu đều có đường kính cao hơn và không khác biệt thống kê (4,2-4,8 mm ở 14 NSKT đến 7,0-8,1 mm ở 28 NSKT). Điều này có

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

27

thể là do kích thước hột dưa đối chứng có kích thước nhỏ hơn so với hột bầu Địa Phương làm gốc ghép, do đó bầu Địa Phương có khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây tốt, đường kính gốc thân to và làm thay đổi đường kính ngọn ghép của cây dưa hấu.

Kết quả này cũng được tìm thấy ở thí nghiệm của Trần Thị Hồng Thơi (2007) về sự tăng trưởng của đường kính gốc thân dưa hấu, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Sinh (2006) về gốc ghép trên cà chua có chiều cao thân, số lá,

đường kính gốc thân phát triển tốt hơn so với đối chứng không ghép.

Bảng 3.2 Đường kính gốc thân ngọn ghép cây dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

Đường kính gốc thân ngọn ghép (mm) qua các NSKT Gốc ghép 14 21 28 Bầu Nhật 1 4,2 ab 5,4 ab 7,0 ab Bầu Nhật 2 4,2 ab 5,8 ab 7,3 ab Bầu ĐP 4,8 a 6,3 a 8,1 a Không ghép (ĐC) 3,9 b 5,0 b 6,2 b Mức ý nghĩa * ** ** CV (%) 10,7 5,3 5,5

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Do ngắt đọt thân chính ở giai đọan 30 NSKT nên không khảo sát tiếp chỉ tiêu sinh trưởng trở về sau

Kết quả Bảng 3.3 và Phụ chương 2 cho thấy tỷ lệđường kính ngọn trên gốc ghép dưa hấu không có sự khác biệt ý nghĩa khi phân tích thống kê qua các giai

đoạn khảo sát. Tỷ lệ này có sự gia tăng qua các giai đoạn khảo sát và càng về sau càng lớn dần về 100% chứng tỏ sự phát triển của ngọn ghép dần tương đương với gốc ghép. Theo Lê Chí Hùng (2005), Trần Văn Lài và ctv. (2000) cho rằng gốc ghép và ngọn ghép có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một tổ hợp ghép, sự sinh trưởng, khả năng kháng bệnh và cho năng suất đều chịu ảnh hưởng của cả gốc

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ghép và ngọn ghép. Tỷ lệ này dao động từ 82-87% ở giai đoạn 28 NSKT, chứng tỏ

sự thích ứng giữa các gốc ghép đều như nhau.

Bảng 3.3 Tỷ lệ đường kính ngọn/gốc của cây dưa trên các gốc ghép tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006).

Tỷ lệđường kính ngọn/gốc (%) của cây dưa ghép qua các NSKT Gốc ghép 14 21 28 Bầu Nhật 1 71 81 87 Bầu Nhật 2 69 79 82 Bầu ĐP 76 81 86 Mức ý nghĩa ns ns ns CV (%) 6,78 2,82 5,14

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( pdf) (Trang 32)