KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh khí của một số loại chất thải nông sản thực phẩm (Trang 38 - 41)

4.1 KẾT LUẬN

Sau 4 tháng thực hiện thí nghiệm với 3 giai đoạn nghiên cứu phân hủy kỵ khí trên nguyên liệu chính là vỏ trái cây và nguyên liệu phối trộn là bùn septic và phân heo đúc kết ra được một số kết luận sau:

− pH đầu vào của các loại vỏ trái cây không phối trộn (vỏ trái thơm và vỏ sơ mít) luôn thấp (4 – 5) không nằm trong điều kiện thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí nên bắt buộc phải nâng pH bằng lượng NaOH rắn. Mô hình có phối trộn với phân heo và bùn septic thì pH ổn định hơn mô hình thơm/mít nguyên trong suốt quá trình vận hành.

− Thời gian sinh khí đạt giá trị cực đại từ ngày vận hành đầu tiên đến ngày thứ 8, điều này có thể suy ra rác nông sản đều chứa một lượng chất hữu cơ dễ phân hủy (tương tự như các nghiên cứu trên rác sinh hoạt hữu cơ hoặc phân heo của Linh, 2005; Dương, 2005; Cường, 2006.)

− Lượng khí sinh học thu được từ quá trình phân hủy sinh học kỵ khí của vỏ trái cây so với các nghiên cứu của Dương, 2005; Linh, 2005; Cường, 2006, thì cao hơn nhưng ít hơn so với các nghiên cứu tương đương tại các các nước khác trên thế giới chẳng hạn của Taiganides,1980; Masound, 1996; Samy, 2003. Tuy nhiên, vẫn cho thấy được sự biến thiên tốc độ sinh khí của vỏ trái cây nói riêng và rác nông sản nói chung và đây là cơ sở thực nghiệm cho các nghiên cứu về khả năng sinh khí sinh học sau này.

− Các mô hình có phối trộn với bùn septic và phân heo thì cho sản lượng khí cao hơn so với các mô hình chỉ ủ nguyên liệu thô;

− Qua các giai đoạn nghiên cứu đã tìm ra được tỉ lệ phối trộn tối ưu (đến cuối thời gian nghiên cứu này) là OMrác : OMbùn/phân = 2:1 đối với vỏ sơ mít khi phối trộn với bùn septic, phân heo và vỏ trái thơm khi phối trộn với bùn septic. Còn vỏ trái thơm khi phối trộn với phân heo theo tỉ lệ phối trộn tối ưu là OMthơm : OMphân = 4:1;

− Hóa chất dùng để hiệu chỉnh pH (NaOHrắn) của các mô hình phối trộn ít hơn mô hình không phối trộn vì mô hình phối trộn luôn có pH ổn định và nằm trong khoảng tối ưu (6,5 – 7).

4.2 KIẾN NGHỊ

− pH đầu vào cũng như trong suốt quá trình (đặc biệt là trong khoảng 1 tuần vận hành đầu tiên) nên được kiểm soát chặt chẽ để có hướng hiệu chỉnh kịp thời.

− Với hiệu suất phân hủy chất hữu cơ đạt khoảng 26,86% – 49,09% tổng lượng chất hữu cơ trong quá trình phân hủy kỵ khí, nên cần có những nghiên cứu tiếp theo về khả năng phân hủy những thành phần hữu cơ khó phân hủy còn lại chẳng hạn như phân tích các thành phần cấu tạo của chất hữu cơ cũng như lượng chất hữu cơ khó phân hủy còn lại để có hướng khắc phục, có thể bổ sung thêm những chất hỗ trợ thích hợp giúp phân hủy các chất này.

− Nên có sự đầu tư về kỹ thuật cho những nghiên cứu lớn hơn (như các mô hình pilot), các thiết bị thu khí và đo khí để có thể có được những kết quả tốt hơn. Từ đó có thể ứng dụng vào thực tế nhằm giải quyết được lượng chất thải nông sản hiện nay vẫn chưa được xử lý một cách hợp

lý, tận dụng lợi ích tối đa của nó và mở ra hướng giải quyết cho nhu cầu năng lượng cần thiết của các nhà máy chế biến nông sản.

− Đây là bước đầu của nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh khí thực phẩm nông sản nên cần triển khai thêm với các loại chất thải nông sản khác để chứng tỏ được khả năng phân hủy thật sự của rác nông sản.

− Hiệu quả thử nghiệm phân tích mẫu khí biogas cho thấy tỉ lệ phần trăm là thấp, đây cũng là một trong những gợi ý để các đề tài nghiên cứu tiếp theo tập trung vào việc nghiên cứu nâng cao tỉ lệ methane trong khí biogas và quan tâm đến phương pháp thu và phân tích mẫu khí.

Oanh, L. T. K., Thanh, N. K., Jan Libetrau, (2004). Nghiên Cứu Phân Hủy Kỵ Khí Hỗn Hợp Chất Thải Hữu Cơ Sản Xuất Khí Sinh Học.

Diệu, T. T. M., (2005). Giáo Trình Môn Học Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt, Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang.

Khải, N. Q., (2004). Hướng Dẫn Sử Dụng Chăm Sóc Công Trình Khí Sinh Học, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.

Thiện, N. D., (2001). Công Trình Năng Lượng Khí Sinh Vật Biogas, Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Sương, N. K., Dụng, N. L., (1996). Sản Xuất Khí Đốt (Biogas) Bằng Kỹ Thuật Lên Men Kỵ Khí, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

Lượng, N. D., Dương, N. T. T., (2003). Công Nghệ Sinh Học Và Môi Trường - Tập 2: Xử Lý Chất Thải Hữu Cơ, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tchbanoglous, G., Theisen, H., Vigil, S. A., (1993). Intergrated Solid Waste Management, Engineering Principles And Managerment Issues, Mcggraw Hill Editions.

An, B. X., (2005). Biogas Technology In Vietnam – Polyethylene Digesters Case Study, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

An, B. X., (2003). Kỹ Thuật Biogas Bằng Polyethylen Cho Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Đại Học Nông Lậm Thành Phố Hồ Chí Minh.

An, B. X., (2002). Biogas Technology Developed At A Place But Not Yet At Another, International Workshop On Biogas Technology, Ha Noi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh khí của một số loại chất thải nông sản thực phẩm (Trang 38 - 41)