KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỈ LỆ METHANE TRONG KHÍ SINH HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh khí của một số loại chất thải nông sản thực phẩm (Trang 36 - 38)

Do khó khăn về kinh phí, nên không thể phân tích kết quả hàm lượng khí methane (CH4) có trong khí sinh học thu được cho tất cả các mô hình nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành phân tích mẫu cho MH: Vỏ thơm + bùn septic + 5 lít nước, tỉ lệ OMthơm : OMbùn = 2:1. Theo các tài liệu tham khảo hàm lượng khí methane tăng dần theo thời gian vận hành, tức những ngày đầu lượng khí methane rất ít (2 ngày đầu hầu như không có) nhưng càng về sau lượng khí methane

tăng lên càng cao. Do đó, nhóm tiến hành lấy mẫu theo 3 lần trong suốt thời gian vận hành MH để phân tích hàm lượng khí methane trong khí sinh học thu được từ mô hình để có kết quả đầy đủ:

Lần 1: sau 5 ngày vận hành MH Lần 2: sau 15 ngày vận hành MH Lần 3: sau 25 ngày vận hành MH

Khí sinh học được gửi đi phân tích tại Viện Công Nghệ Hóa Học – Phòng Dầu Khí Và Xúc Tác và kết quả đo được của 3 lần phân tích như sau (Phụ lục 5).

Bảng 3.15 Kết quả phân tích thành phần khí methane có trong mẫu khí sinh học thu được.

Mẫu Thành phần methane (% thể tích) Lần 01 Lần 02 Lần 03 15 27 32

Tỉ lệ khí methane (CH4) qua 3 lần phân tích như trên là thấp so với lý thuyết (40-60%). Thành phần % khí methane tăng theo thời gian vận hành, điều này đúng theo tài liệu tham khảo.

Tuy tỉ lệ khí methane (CH4) là thấp so với yêu cầu, nhưng do khi gửi mẫu phân tích mẫu được chứa trong túi nhựa và đã có sự chậm trễ trong quá trình phân tích nên có thể có sai sót về hàm lượng khí methane (CH4) theo hướng tiêu cực.

Với tỉ lệ khí methane (CH4) thấp như vậy thì không thể ứng dụng để sản xuất điện hay sẽ rất tốn kém cho công nghệ để lọc các khí tạp. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo phải làm sao để nâng cao tỉ lệ methane trong mẫu khí sinh học thu được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh khí của một số loại chất thải nông sản thực phẩm (Trang 36 - 38)