Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu 78 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh (Trang 56 - 62)

Giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà công ty đã bỏ ra để có được các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành, công ty phân thành hai loại giá thành như sau:

- Giá thành sản xuất: là các hao phí để tạo nên sản phẩm, bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.

- Giá thành toàn bộ: là giá thành trong đó bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản ly doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã được tiêu thụ.

Do đó, đối tượng tính giá thành được tính cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng và kỳ tính giá thành theo tháng.

Do công ty đầu kỳ và cuối kỳ không có sản phẩm dở dang, nên ta có: Tổng giá thành sản phẩm

hoàn thành =

Tổng chi phí sản xuất sản phẩm

Như thế, giá thành bao gồm 3 khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cuối tháng, sau khi phân bổ chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK 1548, kế toán tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo từng ca sản xuất trên cơ sở định mức giá thành của từng loại sản phẩm. Định mức giá thành được xây dựng theo từng thời kỳ và có thể thay đổi tuỳ theo giá NVL nhập trong từng giai đoạn.

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ

Định mức CP của từng loại SP x KhốilượngSP hoànthành

Ví dụ: em xin trích dẫn việc tính giá thành 2 sản phẩm Thép góc L120 và Thép I150, đây là 2 sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng phát sinh và hoàn thành trong tháng 03/2009 mới nhất.

Định mức giá thành cho sản phẩm cho sản phẩm: Thép góc L120 = 7.500đồng/kg Thép I 150 = 9.000đồng/kg

Trong kỳ khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành : Thép góc L120 = 307.534 kg

Thép I150 = 235.198kg ……….

Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và dựa vào cơ sở định mức giá thành trên, kế toán tính ra Hệ số phân bổ chi phí như sau:

Hệ số phân bổ = 77.779.690.311

(307.534x7.500)+(235.198x9.000)+……… = 1,02

Chi phí NVL trực tiếp phân bổ cho:

Thép góc L120 = 307.534x7.500x1,02 = 2.353.635.100 đồng Thép I150 = 235.198x9.000x1,02 = 2.159.117.640 đồng

Tương tự đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho từng sản phẩm trên cơ sở định mức giá thành ban đầu.

………

Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí phát sinh vào bên Nợ TK 1548, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm, từ đó lập Bảng tính giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ như sau:

CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH KHU TL2-TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI

BIỂU SỐ: 2-25

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH

Đơn vị tính: Đồng Việt nam

Tên sản phẩm Số lượng Các khoản mục chi phí Giá thành sản phẩm CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng GT Zdơn vị 1 2 3 4 5 6 7 Thép góc L120 307.534 2.352.635.100 143.710.966 326.082.506 2.822.428.572 9.178 Thép I150 235.198 2.159.117.640 123.160.666 265.153.799 2.547.432.105 10.831 …… … …… …… …… …… …… Cộng 548.758.125 75.731.332.311 650.812.564 4.430.868.912 324.782.937 10.684 PHẦN III :

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH

3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh:

Tuy mới chỉ thành lập được 6 năm nhưng Công ty TNHH Thép An Khánh đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể vào nguồn Ngân sách Nhà nước, tạo ra việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Trong thời gian tới, Công ty còn kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, địa bàn kinh doanh và đổi mới công nghệ cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty sản xuất kinh doanh Thép trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới.

Sau một thời gian thực tập tại đây, với những kiến thức đã được học ở trường, với khả năng của mình em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh như sau:

Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Do đặc điểm của Công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng Thép, NVL nhiều về khối lượng, đa dạng về chủng loại và thường xuyên biến động. Vì thế việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp. Để hạch toán chi tiết NVL trực tiếp, Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp dễ theo dõi, dễ làm, tiện dụng và có hiệu quả cao, phù hợp với loại hình sản xuất tại Công ty. Hình thức xuất kho NVL trực tiếp cho các ca căn cứ vào định mức sử dụng NVL đảm bảo số NVL xuất ra sẽ không bị dư thừa, giảm bớt việc nhập lại kho nguyên liệu không dùng hết gây mất thời gian và công vận chuyển từ kho ra xưởng cán.

Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm hoàn thành vừa phản ánh đúng mức hao phí lao động, vừa có tác dụng khuyến khích công nhân gắn bó với Công ty, tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Công ty quy định chế độ thưởng - phạt rõ ràng nên nếu công nhân làm hỏng sản phẩm sẽ bị trừ vào lương theo từng cấp độ của sản

phẩm hỏng. Do đó, hạn chế được một khối lượng lớn các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Công ty TNHH Thép An Khánh xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm. Việc xác định này giúp cho Công ty đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu mặt hàng cho phù hợp.

Về kỳ tính giá thành:

Mặc dù nghiệp vụ kế toán của công ty tương đối nhiều nhưng Công ty xác định kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo tháng là đúng đắn, nhờ vậy kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp giá thành thực tế kịp thời để làm căn cứ ghi chép giá vốn, tính toán các chỉ tiêu trong kỳ.

Ngoài ra, việc tính giá thành theo từng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh những nguyên nhân gây lãng phí chi phí sản xuất. Đồng thời, nó giúp cho quá trình xác định kết quả kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc xây dựng các định mức, kế hoạch sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.

Mặc dù công tác kế toán của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý, đảm bảo được chức năng giám sát, phản ánh thông tin về kế toán cho phí và tính giá thành nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Về thiệt hại sản phẩm hỏng:

Sản phẩm hỏng là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong sản xuất nhưng việc Công ty không quy định rõ ràng số lượng sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức sẽ làm kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng

Về chi phí trả trước:

Chi phí trả trước là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán. Các khoản chi phí này bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, tiền thuê

trả trước…Tuy nhiên, hiện nay Công ty tiến hành kết chuyển những khoản chi phí này một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Về chi phí phải trả:

Chi phí phải trả là những khoản chi phí chưa thực sự phát sinh nhưng do tính chất cuả chi phí nên được tính vào chi phí của kỳ hạch toán. Các khoản chi phí này bao gồm: trích trước tiền lương phép cho công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn, thiệt hại ngừng sản xuất…Hiện tại công ty thực hiện việc tính trích khoản chi phí này đối với lãi vay.

Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:

Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho. Phương pháp này dễ tính toán nhưng lại không chính xác, công việc dồn vào cuối tháng.

Kế toán quản trị:

Nền kinh tế thị trường được hình thành và phát triển với những đặc trưng vốn có của nó. Trong bối cảnh đó, kế toán quản trị được hình thành, phát triển là một tất yếu và ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với doanh nghiệp. Kế toán quản trị giúp cho việc phân tích tình hình của doanh nghiệp, lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện kế hoạch, đồng thời kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định quản lý. Áp dụng kế toán quản trị chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cho Công ty. Hiện tại, Công ty chưa thực sự chú trọng đến kế toán quản trị.

Một phần của tài liệu 78 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w