phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long:
Dựa trên tình hình thực tế tại công ty và những kiến thức đã được học, nghiên cứu tại trường em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long:
* Hoàn thiện bộ máy kế toán:
Cần bố trí sắp xếp lại công việc kế toán tránh tình trạng một người phải làm quá nhiều công việc ví dụ như kế toán công cụ dụng cụ và giá thành sản phẩm ở công ty hiện có 2 người phụ trách mà lượng công cụ dụng cụ và khối lượng công việc tập hợp chi phí lại nhiều do quy mô của công ty lớn nên theo em cần tuyển thêm kế toán vào phần hành này để giảm bớt áp lực cho kế toán hiện tại đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong công việc.
* Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bộ phận kế toán và phòng vật tư cần theo sát tiến độ thi công của công trình để kiểm soát tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, tránh trường hợp xuất thừa gây tổn thất cho công ty. Cần định ra định mức hao hụt cho các loại nguyên vật liệu để tránh tình trạng hao hụt kho vì các kho ở các đội xây lắp thường ở xa trụ sở công ty vì vậy kế toán không thể thường xuyên đối chiếu được.
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào có một vị trí khá quan trọng, vì vậy, việc quản lý chặt chẽ chi phí cho bộ phận thu mua cần phải được coi trọng, thường xuyên tìm kiếm các nhà cung ứng mới có uy tín và chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, xây dựng các mối quan hệ tốt, bền vững lâu dài với các nhà cung ứng như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty.
* Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty có thể áp dụng hình thức lương theo sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Hình thức này đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động, khuyến khích người lao động nhiệt tình với công việc. Trước hết công ty cần xây dựng đơn giá tiền lương hợp lý. Tiếp theo phải có một hệ thống kiểm tra
lượng thu công hoàn thành. Tuy cách tính lương này vẫn phải đợi công trình hoàn thành thì mới có thể tính lương thực tế, việc xây dựng đơn giá tiền lương cũng không phải đơn giản nhưng với việc phân loại lao động sẽ khuyến khích công nhân làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công trình cũng sẽ được nâng cao.
Kế toán sẽ căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành mà tính lương cho công nhân. Những công nhân có trình độ lao động cao sẽ được ký hợp đồng lâu dài với công ty được đóng bảo hiểm và hưởng mọi chế độ của công ty. Phần BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được hạch toán vào TK 6271.Căn cứ vào bảng chấm công kế toán sẽ tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương theo công thức sau:
Tiền lương phải trả lao động trong tháng = Tiền lương bình quân ngày X Số ngày làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương Trong đó: Tiền lương bình quân ngày
= Tổng khối lượng công việc hoàn thành Tổng số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất Từ đó kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương như sau:
Bảng thanh toán lương Tên công trình Tháng năm STT Họ và tên Lương cơ bản Lương sản phẩm Thưởng Tổng lương Các khoản khấu trừ lương Thực lĩnh Ký nhận Tổng
Ngoài ra theo em công ty cũng nên có thưởng theo khối lượng công việc hoàn thành đúng tiến độ. Nếu tiến độ thi công hoàn thành trước kế hoạch thì tiền thưởng sẽ là 1% giá thành công trình hoàn thành đó. Với cách thưởng như vậy sẽ khuyến khích người lao động làm việc đồng thời cũng làm tăn thu nhập cho công nhân.
* Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Hiện tại máy thi công tại công ty rất ít chủ yếu là những loại máy có giá trị nhỏ. Ô tô vận chuyển nguyên vật liệu, lu tĩnh, và một số máy móc chuyên dụng khác công ty không có và phải đi thuê ngoài, việc đi
và trong tương lai Công ty nên trang bị đầy đủ hơn nữa máy thi công, nên tổ chức đội máy thi công riêng, luân chuyển máy thi công tới các công trình bố trí thời gian hợp lý để tránh hiện tượng như hiện tại giao máy thi công cho từng công trình, có những giai đoạn công trình được giao không sử dụng đến loại máy đó thì vẫn phải trích khấu hao gây lãng phí.
* Đối với chi phí sản xuất chung:
Do công ty có quy mô lớn, lại nằm rải rác nhiều nơi khiến cho nhiều chi phí phát sinh. Trong quá trình sản xuất nếu tiết kiệm chí phí nguyên vật liệu thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung là hiệu quả và hợp lý nhất. Công ty cần có những quy định cụ thể đưa ra hạn mức cụ thể đối với từng loại chi phí hạn chế các khoản CPSXC như chi phí về giấy, bút, tiền điện thoại, điện nước.
Cần có hệ thống quy định cụ thể về việc phân bổ CCDC trong quá trình sản xuất. Ở Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long chi phí về công cụ dụng cụ cũng tương đối lớn do vậy cần có mức phân bổ hợp lý đối với từng nhóm công cụ dụng cụ. Những CCDC có giá trị sử dụng lâu hơn thì có thể quy định tỷ lệ phân bổ thấp hơn những CCDC có giá trị sử dụng ngắn đúng với nguyên tắc kế toán “ doanh thu phải phù hợp với chi phí”. Cụ thể : Những công cụ dụng cụ có giá trị lớn như máy trộn bê tông, Động cơ hàn, Máy bơm nước …. Có giá trị từ 4.500.000 đồng trở lên, các loại giáo, cốp pha bản nên áp dụng tỷ lệ phân bổ là 2%, còn các loại công cụ dụng cụ còn lại vẫn để ở mức 3%.
Theo em cách phân bổ chi phí sản xuất chung hiện tại tại công ty theo chi phí nhân công trực tiếp là chưa hợp lý vì có những thòi điểm công trình cần nhiều công nhân nhưng có những thời điểm lại phải sử dụng nhiều máy thi công hơn, như vậy nếu phân bổ chi phí sản xuất chung như vậy chưa hợp lý. Công ty có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo khối lượng sản phẩm hoàn thành:
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
= Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng khối lượng các sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng khối lượng các sản phẩm hoàn thành trong kỳ là khối lượng các công trình hoàn thành trong kỳ mà đội xây lắp đó phụ trách
nhiên. Các công việc hầu hết diễn ra ngoài trời thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công. Ngoài ra còn có những thiệt hại chủ quan như sản phẩm không đạt yêu cầu phải dỡ ra làm lại. Trên thực tế các khoản thiệt hại này chưa được theo dõi và phản ánh đúng do vậy những thiệt hại này lại tính vào giá thành của công trình.
Nhiều khi các thiệt hại này do công nhân gây ra nhưng lại không quy trách nhiệm cho người lao động mà luôn tính vào giá thành là tăng chi phí cho công trình. Vì vậy, em mạnh dạn đề nghị những thiệt hại trong sản xuất do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chi phí thì mới hạch toán vào giá thành. Còn nếu thiệt hại do đơn vị xây lắp gây ra thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm. Việc hạch toán trong trường hợp này như sau:
- Nếu thiệt hại do đơn vị xây lắp gây ra: Nợ TK 111, 141: Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 1388, 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường Nợ TK 811: Giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra Nợ TK 415: Thiệt hại trừ vào quỹ dự phòng tài chính Có TK 1381 : Giá trị thiệt hại
- Nếu thiệt hại do chủ đầu tư yêu cầu và chịu bồi thường: Nợ TK 111, 141: Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 131: Giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường Có TK 1381 Giá trị công trình thiệt hại
- Nếu thiệt hại phát sinh trong thời gian bảo hành sản phẩm thì chi phí thiệt hại sẽ được tập hợp riêng trên các TK 621, 622, 627( chi tiết cho từng công trình bảo hành). +Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình kế toán sẽ hạch toán: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 – Dự phòng phải trả
+ Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình kế toán ghi: Nợ Tk 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338……….
+ Cuối kỳ, tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
+ Khi hoàn thành việc bảo hành thì toàn bộ chi phí bảo hành được tổng hợp vào TK 154 sau đó sẽ được kết chuyển như sau:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp
+ Hết hạn bảo hành công trình xây lắp nếu công trình không phải bảo hành hoặc số bảo hành trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành còn lại, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 711 – Thu nhập khác
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay thì việc làm thế nào với một lượng vốn nhất định có thể tạo ra được sản phẩm có chất
Để đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa vào việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Tính chính xác của giá thành sản phẩm lại phụ thuộc vào kết quả của việc tập hợp chi phí trong quá trình sản xuất.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Công ty, và thầy cô giáo trong khoa bản thân em đã tiếp thu được những kiến thức rất hữu ích cho bản thân và củng cố những kiến thức đã được học. Thời gian thực tập này rất quan trọng và có ích đối với những sinh viên sắp ra trường vì nó giúp em được tiếp xúc tìm hiểu mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và của công tác kế toán nói riêng, giúp cho em tự tin hơn khi bước chân vào quá trình công tác sau này.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và năng lực cao em tin rằng Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long sẽ tiếp tục phát huy được những thành công đã đạt được trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trên thương trường.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Nam Thanh và các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Hường
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1 PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG...3
1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của
Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long :...3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long:...3
1.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long:...4
1.1.3.Tình hình tài chính của Công ty qua 1 số năm gần đây và định hướng phát triển trong tương lai:...11
1.2.Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long:. . .13
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:...13
1.2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán...16
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - THĂNG LONG...24
2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long:...24
2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:...26
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:...26
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...37
2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công:...46
2.2.4.Chi phí sản xuất chung:...50
2.2.5.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ:...68
2.3.Công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long : ...70
2.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành:...70
2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:...71
2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long :...72
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG...74
3.1. Đánh giá chung về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long :...74
3.1.1.Ưu điểm:...74
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long :...75
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long :...77
3.2.1. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện:...77
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long:...78
KẾT LUẬN...82
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 – 1: Quá trình hoạt động SXKD...6
Sơ đồ 1 – 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty...8
Bảng 1 – 1: Bảng KQHĐSXKD của công ty Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long...12
Sơ đồ 1 – 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty...15
Sơ đồ 1 - 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung...22
Biểu 2 – 1: Hóa đơn GTGT...28
Biểu 2 – 2: Phiếu xuất kho...29
Biểu 2 – 3: Sổ chi tiết TK 6211504...31
Biểu 2 – 4: Sổ Nhật ký chung...33
Biểu 2 – 5: Sổ cái TK 621...34
Biểu 2 -6: Bảng chấm công...37
Biểu 2 -7: Hợp đồng làm khoán...38
Biểu 2 – 8: Bảng thanh toán tiền lương...39
Biểu 2 – 9: Bảng kê chứng từ nhân công...40
Biểu 2 – 10: Sổ chi tiết TK 62221504...42
Biểu 2 – 11: Sổ Nhật ký chung...43
Biểu 2 – 12: Sổ cái TK 622...44
Biểu 2 -13: Hợp đồng thuê máy...46
Biểu 2 – 14: Hóa đơn GTGT...46
Biểu 2 – 15: Sổ Chi tiết T 62471504...47
Biểu 2 – 16: Bảng tính KH máy thi công...48
Biểu 2 – 18: Sổ cái TK 623...49
Biểu 2 – 19: Bảng thanh toán lương...51
Biểu 2 – 20: Sổ chi tiết TK 627115...51
Biểu 2 -21: Sổ chi tiết TK 62711504...54
Biểu 2 – 22: Sổ Nhật ký chung...55
Biểu 2 – 23: Bảng phân bổ vật tư công cụ dụng cụ...57
Biểu 2 – 24:Sổ chi tiết TK 62731504...59
Biểu 2 – 25: Nhật ký chung...60
Biểu 2 – 26: Bảng tính và phân bổ KH Đội XL2...61
Biểu 2 – 27: Sổ chi tiết TK 62741504...62
Biểu 2 – 28: Sổ chi tiết TK 62771504...63
Biểu 2 – 29: Nhật ký chung...63
Biểu 2 – 30: Sổ chi tiết TK 62781504...64
Biểu 2 – 32: Sổ cái TK 627...65