TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu 20 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phần mềm Kế toán Fast accounting tại Công ty Cổ phần phần mêm quản lý doanh nghiệp (Fast) (Trang 35 - 40)

ACCOUNTING CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY

1. Kết quả tiêu thụ một số năm gần đây

Bảng 2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Fast accounting của công ty một số năm gần đây

Năm 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Số lượng hợp đồng 244 342 538 592 140.16% 157% 110% 135.72% Giá trị kí kết ( tỷ đồng 6,581,801,106 9,532,263,672 13,640,124,614 16,852,296,684 145% 143.09% 123.55% 137.2%

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast accounting liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 135,7% về số lượng hợp đồng được kí kết. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 137,2%. Trong đó tốc độ tăng trưởng về số lượng hợp đồng, và giá trị kí kết của năm 2006 so với năm 2005 lần lượt là 140,16% và 145%, năm 2007 so với năm 2006 là 157%, và 143.09%. Sang năm 2008 thì tốc độ này chỉ tương ứng bằng 110% và 123,55%, điều này có thể là do nền kinh tế năm 2008 có nhiều biến động, do lạm phát, suy thoái khiến cho tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh khiến cho họ hạn chế đầu tư, đổi mới công nghệ, từ đó làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên đây cũng là con số rất đáng khen ngợi vì trong xu thế khó khăn chung, công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng.

Fast accounting của công ty

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008

SLHĐ Giá trị (VNĐ) SLHĐ Giá trị (VNĐ) SLHĐ Giá trị (VNĐ) SLHĐ Giá trị (VNĐ) Kế hoạch 210 5,723,305,310 350 8,726,799,6 65 400 9,742,946,153 510 15,320,269,7 13 Thực tế 244 6,581,801,106 380 9,532,263,672 538 13,640,124,614 592 16,852,296,684 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (%) 116 115 108 109 134 140 116 110%

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Nhìn chung, công ty đã hoàn thành tương đối tốt kế hoạch đề ra. Số lượng hợp đồng và giá trị ký kết luôn vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt là năm 2007 số lượng hợp đồng ký kết thực tế đã vượt kế hoạch 34% tương ứng với đó là giá trị ký kết vượt kế hoạch 40%. Đây thực sự là con số rất ấn tượng thể hiện công ty làm rất tốt công tác quản lý, từ khâu lập kế hoạch tới tổ chức thực hiện trên thực tế.

2. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng

Bảng 2.8. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: VNĐ

Loại hình Số lượng Giá trị (VNĐ) Giá trị TB/hợp đồng (VNĐ) Số lượng Giá trị (VNĐ) Giá trị TB/hợp đồng (VNĐ) Số lượng Giá trị (VNĐ) Giá trị TB/hợp đồng(VNĐ) Cổ phần 228 5,017,783,597 22,007,823 293 7,005,568,002 23,909,788 323 7,924,204,257 24,533,140 TNHH 116 1,954,114,053 16,860,346 190 2,695,288,624 14,185,730 215 5,018,674,346 23,342,671 Nhà nước 19 320,284,059 16,857,056 24 488,316,461 20,346,519 23 677462327 29,454,884 Nước ngoài, LD 17 2,240,081,963 130,998,945 31 3,450,951,527 111,321,017 30 3232270504 107,742,350 Tổng 380 9,532,263,672 25084904.4 538 13,640,124,614 25,353,391 592 16,852,296,684 28,466,7 17

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Bảng 2.9. Cơ cấu tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2006 - 2008

Năm 2006 2007 2008

Loại hình % SLHĐ % Giá trị % SLHĐ % Giá trị % SLHĐ % Giá trị

Cổ phần 60 52.64 54.38 51.36 54.52 47.02

TNHH 30.5 20.5 35.28 19.76 36.30 29.78

Nhà nước 5 3.36 4.51 3.58 3.92 4.02

Nước ngoài, LD 4.5 23.5 5.84 25.30 5.27 19.18

Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Ta thấy khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần là đối tượng khách hàng chiếm đa số các hợp đồng của công ty. Bởi vì do xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nên số lượng doanh nghiệp loại hình cổ phần là khá đông. Đồng thời quy mô của những doanh nghiệp này thường là vừa và lớn nên trong thời gian tới đối tượng này sẽ vẫn là đối tượng khách hàng chính của công ty.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được loại hình doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh năm 2007 chỉ chiếm 5.84% số lượng hợp đồng của doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới 25.30% doanh thu. Tương tự năm 2008 số lượng hợp đồng được kí kết

với các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh là 5.27% nhưng cũng chiếm tới 19,18% doanh thu của sản phẩm Fast accounting. Sở dĩ có được điều này là do các công ty nước ngoài và các công ty liên doanh có quy mô lớn. Do đó mỗi hợp đồng kí được thường có giá trị lớn, trung bình 111,321,017 /hợp đồng (năm 2007) và 107,742,350/hợp đồng (2008). Tuy nhiên số lượng hợp đồng kí kết với loại hình này còn tương đối ít trong cơ cấu tiêu thụ của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, các doanh nghiệp này quen dùng các sản phẩm phần mềm kế toán của nước ngoài do đó việc doanh nghiệp tiếp cận với loại hình doanh nghiệp này còn tương đối khó.

Thứ hai, như chúng ta biết quy trình bán sản phẩm phải trải qua các quy trình bắt đầu từ : thu thập thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm ⇒ tiếp xúc, gặp gỡ giới thiệu sản phẩm ⇒ …kí kết hợp đồng và lắp đặt. Tuy nhiên, một điểm yếu của công ty đó là trình độ tiếng anh của nhân viên tương đối kém, số lượng nhân viên có khả năng đọc và dịch các tài liệu tiếng anh chỉ chiếm khoảng (1%). Đây là một con số rất nhỏ. Trong khi các tài liệu về kỹ thuật và nghiệp vụ chủ yếu là bằng tiếng Anh, mà tiếng Anh của rất nhiều nhân viên ở FAST còn quá kém, không đủ sức để đọc tài liệu. Việc này cản trở rất lớn cho việc học tập và đào tạo, thậm chí ngay khi cả có thời gian và kinh phí.

Từ đó dẫn đến việc đọc, dịch tài liệu cập nhật kiến thức về sản phẩm và thị trường còn hạn chế và tiếp xúc khách hàng đạt hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp cần phải khắc phục tình trạng này

3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý

Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm Fast accounting theo khu vực địa lí năm 2008

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Ta thấy doanh thu của khu vực miền Bắc và miền Nam qua các năm luôn cao, miền Trung chỉ chiềm một tỷ lệ nhỏ trong 3 miền tuy nhiên doanh thu của miền Trung trong cơ cấu doanh thu 3 miền có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này là hợp lý bởi vì như trên đã trình bày, thị trường chính của công ty là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời ta thấy doanh thu miền Bắc luôn cao nhất trong tổng doanh thu cả 3 miền (chiếm 50%). Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì quy mô chi nhánh miền Bắc lớn nhất, dựa vào biểu đồ phân bố nhân viên tại các chi nhánh năm 2008 (biểu 2.4) ta thấy Miền Bắc có số lượng nhân viên lớn nhất 48%, tiếp theo là Miền Nam 28%, và Miền Trung 12%.

Sở dĩ có sự phân bố như trên là do thời gian qua công ty xác định miền Bắc là thị trường lớn nhất của công ty, đồng thời Miền Bắc cũng là nơi đặt trụ sở chính, cơ quan đầu não của công ty, do đó được đầu tư khá nhiều cả về số lượng tài sản lẫn số lượng nhân viên. Tổng tài sản của thị trường miền Bắc năm 2008 chiếm 58% tổng tài sản cả 3 miền (Biểu 2.8).

Biểu 2.8. Cơ cấu tài sản 3 miền năm 2008

Năm 2006 2007 2008

Doanh thu (VNĐ) tỷ lệ Doanh thu (VNĐ) tỷ lệ Doanh thu (VNĐ) Tỷ lệ % Miền Bắc 4,766,131,836 50% 6,683,661,061 49% 8,931,717,243 53%

Miền

Trung 476,613,184 5% 954,808,723 7% 1,516,706,702 9%

Miền Nam 4,289,518,652 45% 5,728,852,338 42% 6,403,872,739 38%

Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tuy nhiên nếu để ý kỹ hơn thì ta có thể thấy mặc dù số lượng nhân viên của miền Bắc chiếm tới gần 50% lượng nhân viên toàn công ty (Biểu 2.4), miền Bắc cũng là nơi đặt trụ sở chính của công ty và các cơ quan đầu não với số lượng nhân viên chiếm tới 12% tổng số nhân sự . Là nơi phát triển sớm nhất trong cả 3 miền nhưng doanh thu của miền Bắc lại mới chỉ trên dưới 50%. Trong khi lượng nhân viên của miền Nam chỉ chiếm 28% tổng số nhân viên của công ty và tài sản của chi nhánh miền Nam chiếm 36% tổng tài sản toàn công ty nhưng lại mang lại doanh thu lên tới hơn 40%. Điều này cho thấy hoạt động tiêu thụ trong thị trường miền Nam được tiến hành tốt hơn so với miền Bắc.

Một phần của tài liệu 20 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phần mềm Kế toán Fast accounting tại Công ty Cổ phần phần mêm quản lý doanh nghiệp (Fast) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w